Nhân viên đóng vai trò là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của bạn hàng ngày, đồng thời cũng chính là người có thể giúp bạn có doanh thu, lợi nhuận. Đôi khi việc kinh doanh không thuận lợi chẳng xuất phát từ việc bạn bán đồ ăn chán hay mặt bằng của bạn không đẹp mà đến từ chính việc nhân viên gian lận, thiếu người làm hoặc đơn giản kỹ năng xử lý tình huống phát sinh không tốt. Chủ quán chẳng đau đầu vì tiền hàng hay giá cả mà lo vì tuyển mãi chẳng có người, tuyển được thì làm 2, 3 hôm rồi nghỉ. Vậy nguyên nhân ở đâu và cách quản lý nhân viên trung thành thế nào cho hiệu quả?
1. Nhân viên ngành dịch vụ và câu chuyện về sự trung thành
1.1. Sự thật đang diễn ra
Trao đổi với chủ một quán nhậu nhỏ, chỉ có khoảng 10 nhân viên cả bếp. Số lượng nhân viên càng ít thì việc phụ thuộc vào khả năng của mỗi nhân viên đó càng nhiều. Minh chứng bằng việc, mỗi đợt lễ tết, ngoài chuyện quà cáp, chủ quán thỉnh thoảng vẫn phải bồi dưỡng thêm để nhân viên chịu đi làm, không thì nghỉ hết chẳng ai làm cho.
Nhiều ông chủ còn gặp tình cảnh oái oăm hơn, nhân viên thân nhau, 1 người nghỉ kéo theo 2 – 3 người nghỉ cùng. Xoay sở thế nào cho kịp, tuyển người thì không kịp đào tạo, mà không tuyển thì quá tải. Lúc đấy chỉ còn biết vận dụng người nhà, họ hàng hỗ trợ mà phục vụ chẳng quen, chậm rồi sai sót là chuyện khó tránh.
1.2. Tác động ngoại cảnh
Nguồn nhân lực chủ yếu của các mô hình F&B là thế hệ trẻ, họ coi việc đi làm giống nhưng hoạt động kiếm thêm cho thu nhập để trang trải cuộc sống, cũng có bạn trẻ tích lũy kinh nghiệm và muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực. Bởi vậy, nếu công việc không thực sự đem lại lợi ích, hứng thú hoặc không đúng định hướng, việc rời bỏ công việc mà không có quá nhiều ràng buộc.
Bởi vậy nếu đánh giá từ cả 2 phía nếu quán không có chính sách đãi ngộ hợp lý, nhân viên cũng không có động lực gắn bó, việc quản lý nhân viên trung thành hoàn toàn không thể bền vững đi cùng bạn phát triển lâu dài.
2. Nguyên nhân do đâu họ từ chối tiếp tục công việc tại quán của bạn?
Những vấn đề ảnh hưởng đến việc nhân sự từ chối tiếp tục công việc tại quán như: chính sách đãi ngộ, môi trường, nhân sự quản lý.
2.1. Chính sách đãi ngộ
Một số chủ quán thường không làm rõ điều này với nhân sự từ đầu. Vấn đề chính sách đãi ngộ liên quan đến trực tiếp đến quyền lợi của nhân viên, bên cạnh vấn đề lương, thưởng, rõ ràng trong vấn đề tài chính và các chế độ người lao động được hưởng. Bên cạnh đó, chính sách càng rõ ràng, minh bạch, có lộ trình thăng tiến sẽ càng có động lực để nhân viên phấn đấu. Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ thưởng phạt hợp lý cũng khiến nhân viên có thêm động lực để cố gắng trong công việc của mình.
Với bộ phận thu ngân, phục vụ có thể là số lượt phục vụ, doanh thu ca, giá trị đơn hàng… để đánh giá sự cố gắng của nhân viên. Với bộ phận bếp, bar có thể là số lượng món ăn bánh ra, món được ưa thích nhất, cải tiến món mới…
2.2. Môi trường làm việc
Về môi trường, đặc thù kinh doanh của ngành dịch vụ không chỉ tiếp xúc với 1, 2 khách hàng mà là cả trăm người, mỗi người lại có một cá tính khác nhau, đôi khi cũng là môi trường giữa nhân viên với nhân viên. Trong những hoạt động giao tiếp ấy, sẽ có trường hợp xảy ra những hiểu lầm hoặc tranh cãi, để nhân viên có thể bình tĩnh, sắp xếp tình huống đưa và hướng giải quyết hợp lý nhất đòi hỏi quá trình rèn luyện cũng như rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên gặp phải những vấn đề khó giải quyết dẫn đến mâu thuẫn, đó hoàn toàn không phải là một môi trường đáng để gắn bó lâu dài. Bởi vậy trong các hoạt động đào tạo hãy giúp nhân viên tự tin và chuẩn bị giúp họ những kịch bản chăm sóc để có thể dễ dàng ứng phó với những phát sinh.
2.3. Nhân sự quản lý
Về sếp, người tiếp nhận họ vào vị trí công việc hiện tại là chủ quán, quá trình trao đổi thông tin và hợp tác giữa nhân viên và sếp của mình cũng tồn tại những xung đột, và khi xung đột đẩy lên đỉnh điểm họ sẽ nghỉ làm. Điều đáng nói ở đây là việc, quản lý không khéo sẽ khiến nhân viên cảm thấy họ bị áp lực, nảy sinh tâm lý chống đối thau vì việc cải tiến và rút kinh nghiệm.
Một số quản lý không giám sát, nhân viên lại làm việc hời hợt, không tuân thủ nguyên tắc lại khiến quán hoạt động chất lượng đi xuống. Ưu tiên kỷ luật để nhân viên tuân thủ, chế tài xử phạt rõ ràng, để nhân viên nhận ra những điểm chưa được thay vì chỉ trích… Từ đó, bạn mới có thể quản lý nhân viên trung thành một cách dễ dàng.
3. Biết áp dụng cách quản lý nhân viên nhà hàng như thế nào
2.1. Luôn giữ sự giao tiếp, trao đổi với nhân viên
Có một sự thật là các nhà quản lý cần phải giao tiếp với nhân viên của mình nhiều hơn bạn nghĩ. Việc giao tiếp thường xuyên sẽ khiến cho mức độ thân thiết và sự tin cậy dành cho nhau được nâng lên. Mặc dù khi để ý và giao tiếp làm việc với nhân viên càng gần gũi, tận tâm, tận lực thì công việc quản lý nhân viên của nhà hàng có phần mệt mỏi hơn nhưng nhờ đó mà nhân viên có thêm sự hài lòng về nhà hàng, bộ phận quản lý nhà hàng từ đó mà đưa nhà hàng phát triển vững mạnh hơn làm cho việc quản lý nhân viên trung thành trở nên hiệu quả hơn.
Một trong cách giao tiếp hiệu quả mà đơn giản là luôn khen thưởng, xử phạt, phân chia công việc một cách công bằng để nhân viên luôn cảm thấy mình được làm việc trong một môi trường bình đẳng, công bằng với nhau.
2.2. Phân công công việc đúng người, đúng chỗ
Việc phân công công việc đúng người đúng chỗ không chỉ giúp cho công việc của bạn phân có hiệu quả hơn mà chính bản thân nhân viên cảm thấy thật sự thoải mái khi làm đúng công việc, năng lực của bản thân. Ngoài ra, họ còn có thêm nhiều cơ hội để bứt phá trong công việc hơn và khi hoàn thành công việc, chính họ sẽ cảm thấy hài lòng với thành quả của mình.
Điều này thực sự sẽ làm tăng tính trung thành họ đối với nhà hàng của bạn. Chính những người quản lý nhà hàng sẽ tận dụng được hợp lý nguồn nhân lực mình sẵn có, khối lượng công việc trong nhà hàng được xử lý một cách dễ dàng, ít áp lực công việc hơn từ đó nâng cao hiệu quả trong việc phát triển và xây dựng thương hiệu nhà hàng.
Vậy nên ngay từ khi bắt đầu làm việc những nhà quản lý, chủ nhà hàng hãy có cho mình bảng phân công kế hoạch rõ ràng dựa trên tất cả các tiêu chí để cả quản lý nhà hàng và nhân viên với công việc mình được giao, tạo mối quan hệ phát triển bền vững từ cả hai phía.
2.3. Tạo môi trường cơ hội thăng tiến
Những nhà quản lý nhà hàng có thể phát huy tối đa năng lực của nhân viên bằng cách tạo ra con đường công danh cho nhân viên của mình. Khi nhân viên nhà hàng được làm việc trong môi trường tràn ngập cơ hội phát triển, họ sẽ dễ dàng ở lại với nhà hàng mà mình đang làm việc hơn, từ đó giảm được tỷ lệ nhân sự nghỉ việc giữa chừng. Cũng nhờ vậy mà nâng cao được sự gắn bó với nhà hàng, nâng cao năng suất làm việc với công việc hơn.
Muốn thế các nhà quản lý phải đứng trên lập trường, hiểu thấu được suy nghĩ của nhân viên, trở thành một nhà lãnh đạo tâm lý, có nhận thức về việc con người luôn là trung tâm của sự sáng tạo và dẫn đến thành công cho nhà hàng. Ghi nhớ được điều đó, Misa CukCuk tin là các nhân viên của bạn sẽ luôn đồng hành đi suốt sự nghiệp phát triển của nhà hàng.
2.4. Tính công bằng trong làm việc
Công bằng luôn là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong mọi chuyện. Công bằng trong môi trường làm việc nhà hàng chính là luôn phân chia công việc một cách rõ ràng, có khen thưởng, xử phạt, chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với những người xứng đáng. Chỉ có thể mới tạo nên được môi trường làm việc lành mạnh, vui vẻ với nhau.
Các để thực hiện điều này đó chính là lập bảng kê kế hoạch phân chia công việc một cách rõ ràng cũng như có bảng biểu quy định khen thưởng, xử phạt của riêng nhà hàng để đưa nhân viên vào trong một khuôn khổ làm việc nghiêm túc, có quy tắc riêng của nhà hàng. Điều này sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy thoải mái, thỏa sức cống hiến sức mình khi được làm việc trong một môi trường lành mạnh.
2.5. Thái độ coi trọng đối với nhân viên
Điều đầu tiên khi tiếp xúc đối với một người đó chính là thái độ, thái độ sẽ quyết định cuộc giao tiếp, hợp tác trong công việc dẫn đến kết quả ra sao, thái độ xấu sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc tệ đi, còn thái độ tốt sẽ thúc đẩy công việc phát triển, nhanh chóng đi đến mục đích nhanh nhất có thể. Vì vậy thái độ coi trọng của quản lý, chủ nhà hàng đối với nhân viên của mình rất quan trọng trong việc muốn giữ sự trung thành nơi nhân viên.
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo tốt, hiểu thấu suy nghĩ, coi trọng nhân viên thì tất nhiên nhân viên cũng luôn dành sự tôn trọng, ứng xử có trước có sau đối với bạn hơn. Việc họ coi trọng bạn chính là lý do để họ ở lại, gắn bó với nhà hàng lâu hơn cho nên hãy thật sự quan tâm và để ý tới những nhân viên của mình nhé.
2.6. Tạo lòng tin từ cả hai phía
Nếu bạn cứ ngờ vực vào năng lực của nhân viên hay không tin hoàn toàn vào những gì nhân viên của mình nói và làm thì thật sự điều đó là một điều không nên đối với những nhà quản lý, chủ nhà hàng tài ba. Việc bạn trao sự tin tưởng cho họ không những khiến họ cảm thấy bạn thân mình được coi trọng, được có cơ hội phát triển và tỏa sáng mà còn khiến họ tin tưởng vào những người quản lý mình hơn.
Nhân viên sẽ cảm thấy mình đang được làm việc trong một môi trường thực sự phát triển và đầy tiềm năng cho nên tạo dựng lòng tin từ cả hai phía sẽ khiến cho việc bạn giữ ngay cho mình những nhân viên luôn trung thành với nhà hàng của mình. Công việc trong nhà hàng nhờ đó mà cũng phát triển mạnh mẽ hơn, nâng giá trị lên cao hơn.
Người quản lý, chủ nhà hàng chính là những người tác động rất nhiều đến nhân viên kể cả những hành động nhỏ nhất cho nên là một quản lý, chủ nhà hàng bạn phải biết bạn chính là một tấm gương để các nhân viên nhà hàng mình soi theo. Chính những người lãnh đạo phải luôn tạo dựng cho bản thân thói quen tốt và là người rất sành công việc từ cách chào hỏi khách hàng ra sao đến cách phục vụ, xử lý những tình huống với khách hàng đến cách quản lý thu chi rõ ràng.
Chỉ khi quản lý nhà hàng xử lý công việc tốt thậm chí là hoàn hảo sẽ khiến cho nhân viên buộc phải noi theo. Chính những người nhân viên cũng cảm nhân được mình thực sự đang chịu sự quản lý của một người có năng lực, có trách nhiệm trong công việc, công tư phân minh rõ ràng và tất nhiên điều đó chắc chắn sẽ luôn giữ chân nhân viên ở lại với nhà hàng của bạn rồi.
- 8 điều khiến nhân viên của bạn làm được việc hơn
- Nổi tiếng thế giới nhờ sáng tạo từ tư duy đến cách quản lý nhân viên
4. Tạm kết
Hy vọng những chia sẻ nói trên của MISA CukCuk sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm áp dụng trong chính hoạt động quản lý của mình. Đồng thời cũng là một cách để những người quản lý nắm bắt và thấu hiểu nhân viên của mình tốt hơn từ đó hoạt động kinh doanh cũng được mở rộng, hiệu quả và chất lượng hơn nếu chủ quán đào tạo được một đội ngũ chuẩn chỉnh, đi đường dài với mình. Chúc anh chị kinh doanh thành công!