Sau rất nhiều lần úp mở về việc gia nhập thị trường Việt Nam, ứng dụng giao đồ Baedal Minjok – một trong những ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu Hàn Quốc đã tuyên bố chính thức “chào sân”. Trong thời điểm cuộc cạnh tranh các ông lớn Now, GrabFood, Go-Food vẫn không hề giảm nhiệt, động thái này của hãng được xem như một nước cờ mạnh tay của Woowa Brothers.
>>> GrabFood – chúng tôi mang lại biên lợi nhuận tăng 300% cho đối tác nhà hàng, quán ăn
>>> Đối tác ship đồ ăn nào phù hợp với nhà hàng của bạn?
>>> Từ giờ đã có thể yên tâm để nhân viên đi giao hàng!!!
>>> 2019 – Năm thoái trào của đồ ăn nhanh, ẩm thực nướng lẩu lên ngôi?
>>> 6 Ý tưởng kinh doanh quán cafe độc đáo
1. Đôi nét về Startup kỳ lân Woowa Brothers
Được ra mắt vào năm 2010, sức tăng trưởng của công ty này đã khẳng định vị thế dẫn đầu tại Hàn Quốc với mức độ tăng trưởng từ con số 5 triệu đơn hàng/tháng (năm 2015) đến hơn 20 triệu/tháng (năm 2018). Cùng kỳ đó, số lượng người dùng từ con số 3 triệu lên đến 8 triệu người. Chứng minh sự tiềm năng của mình, startup này còn tiếp tục nhận được 320 triệu USD đến từ nhà đầu 3 nhà đầu tư lớn từ Mỹ, Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại nền tảng giao đồ ăn này đang chiếm tới hơn 50% thị phần mặc dù có tới 40 tên tuổi của xứ sở kim chi cùng “tham chiến”.
Có thể bạn quan tâm: Đối tác ship đồ ăn nào phù hợp với nhà hàng của bạn?
Vào khoảng cuối tháng 2 rộ lên thông tin có một startup kỳ lân của Hàn Quốc đã quyết định mua lại Vietnamm – một trong những ứng dụng giao hàng thành công tại thị trường miền Nam.
2. Thị trường có xuất hiện thêm một vị “đại gia”
Theo khảo sát của GCOMM cho thấy, có đến 99% số người được hỏi về việc sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến ít nhất 3 lần/tháng. Cùng khảo sát đó, những cái tên được nhắc đến nhiều nhất là Now. GrabFood, Go-Food, Lala, Vietnamm.
Thông tấn xã Hàn Quốc – Yonhap nhận định Woowa Brothers được đánh giá là một startup không tầm thường khi có thể hội tụ đủ: tiềm lực tài chính, sự vượt trội của công nghệ và vị thế của người dẫn đầu thị trường Hàn Quốc hiện nay với hơn 50% thị phần, Điều này cũng mở ra một tương lai cạnh tranh khốc liệt cho một đường đua vốn đã nóng hơn bao giờ hết.
>>> Nhận trọn bộ tài liệu quản lý nhà hàng chủ quán nào cũng quan tâm TẠI ĐÂY <<<
3. Những sự chuyển mình đầu tiên
Ứng dụng này hiện nay đã có mặt trên kho của iOS, Android, tuy nhiên mới chỉ áp dụng cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và hiện đang có kế hoạch mở rộng ra thị trường Hà Nội. Như thông lệ, mỗi màn chào sân của một ứng dụng, khách hàng lại có cơ hội nhận được cơn mưa ưu đãi hấp dẫn. Với lần chơi lớn này, Baemin chiết khấu cho khách hàng lên đến con số 70% dành cho những người dùng mới và giảm giá tối đa 300.000 đồng, miễn phí giao hàng.
4. Thị trường bề ngoài sôi động, bên trong khốc liệt
Còn nhớ năm 2018 là khoảng thời gian đáng buồn của Lala khi phải lặng lẽ rút lui khỏi thị trường bằng việc chuyển đổi mô hình từ B2B2C sang B2B. Điều này đồng nghĩa với việc họ nó lời chấm dứt với thị trường giao nhận đồ ăn.
Tiềm năng khai thác thị trường vẫn đang được dự bao trong 3 năm tới tăng trưởng từ 33 triệu của 2018 lên đến 38 triệu USD cho 2020. Tuy nhiên, đối mặt với lợi nhuận cũng như những yếu tố chi phối về quy trình vận hành, bảo quản, vận chuyển đồ ăn vẫn là thách thức lớn cho các nhà đầu tư chấp nhận tham gia thị trường này
Có thể bạn quan tâm:
>>> GrabFood – chúng tôi mang lại biên lợi nhuận tăng 300% cho đối tác nhà hàng, quán ăn
>>> Đối tác ship đồ ăn nào phù hợp với nhà hàng của bạn?
>>> Từ giờ đã có thể yên tâm để nhân viên đi giao hàng!!!
>>> 2019 – Năm thoái trào của đồ ăn nhanh, ẩm thực nướng lẩu lên ngôi?
>>> 6 Ý tưởng kinh doanh quán cafe độc đáo