Làn sóng nhượng quyền F&B nở rộ: Làm sao để thắng?

Làn sóng nhượng quyền F&B

Trong bối cảnh thị trường F&B cạnh tranh khốc liệt, nhượng quyền thương hiệu là “cửa sáng” của nhiều nhà đầu tư, mở ra cơ hội nhân bản mô hình kinh doanh thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong hướng đi này. Làm thế để thắng trong cuộc đua nhượng quyền? Cùng tìm hiểu bí quyết sống còn qua bài viết dưới đây.

Nắm bắt làn sóng nhượng quyền F&B để dẫn đầu

Xu hướng nhượng quyền trong ngành F&B không phải mới mẻ nhưng đã trở nên phổ biến hơn sau đại dịch, chiếm 10% thị phần thị trường. Các chuỗi nhượng quyền lớn như McDonald’s đã chứng kiến mức tăng trưởng trung bình $125,000 mỗi nhà hàng trong năm 2021 và mở rộng quy mô tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. 

Theo Euromonitor International, giá trị thị trường F&B tại Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 10,25% từ năm 2023 đến 2027, đạt khoảng 34,9 tỷ USD vào năm 2027. Doanh thu từ các chuỗi cửa hàng dự kiến sẽ tăng nhanh hơn so với các cửa hàng F&B độc lập, với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép là 14,6%. 

Anh Hoàng Tùng – Chủ tịch F&B Investment đồng thời cũng là chuyên gia uy tín trong lĩnh vực F&B đưa ra nhận định, thị trường nhượng quyền Việt nam sẽ cực kỳ sôi nổi, ít nhất trong 10 năm tới và phát triển với tốc độ rất lớn.

Để phát triển bền vững và dài hạn thì hàng quán đơn lẻ sẽ rất khó cạnh tranh với chuỗi bởi người tiêu dùng cũng có thói quen tìm kiếm, lựa chọn chuỗi F&B nhiều hơn. Từ đó đặt ra thách thức “phải mở chuỗi” hoặc “nếu bạn chưa mở chuỗi luôn nhưng phải xác định ngay từ ban đầu thương hiệu sẽ phát triển thành chuỗi thì mới gia cố sức mạnh cạnh. Bởi nhỏ lẻ thì sức cạnh tranh yếu”.  

Kinh nghiệm kinh doanh nhượng quyền F&B

Trường hợp mở hàng quán dạng bản năng, đam mê thì không đủ. Còn nếu trường hợp xác định phải mở quán thì phải xác định bài toán tài chính, vận hành và phát triển chuỗi thì mới cạnh tranh được. Đấy là áp lực của những người kinh doanh F&B từ 2025 trở đi. 

Những cửa hàng đơn lẻ sẽ không còn quá nhiều cửa để cạnh tranh, cần phải phát triển thành chuỗi. Và để phát triển thành chuỗi, có 2 định hướng: 

Định hướng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Về hướng tự bỏ tiền mở chuỗi và vận hành, tương tự như các brand lớn như Starbucks, Phê La hay là Catina đòi hỏi bạn phải là người cực kỳ giỏi và có số vốn lớn. Đứng sau những thương hiệu đình đám như Phê La, Starbucks, KFC, Lotteria… đều là những nhà đầu tư – tay chơi tài chính lớn. 

Còn đối với những brand nhỏ lẻ nên chọn định hướng nhượng quyền sẽ tốt hơn tức là dùng đòn bẩy của thương hiệu lớn thì sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, có một thực trạng nữa đó là trên thị trường xuất hiện những thương hiệu nhượng quyền “lùa gà” tức là mô hình chưa ra đâu nhưng đã bắt đầu bán nhượng quyền, cam kết sau 3 tháng hoàn vốn, thậm chí sau 10 ngày sẽ hoàn vốn.

Hoặc có những bên mượn nhượng quyền để làm những mô hình đa cấp tài chính đứng sau, kêu gọi các nhà đầu tư mua nhượng quyền và trả một mức lợi nhuận cố định hàng năm rất “hời” lên đến 20% chẳng hạn. Nhưng kết quả là sập hết! 

Thực tế, có không ít mô hình kinh doanh F&B được thành lập chỉ để nhượng quyền. Nhiều bên bán mặc dù chưa đủ điều kiện, nhưng đã rao bán nhượng quyền. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư ký nhanh tay ký giấy xuống tiền nhưng không nắm được thương hiệu đã đủ điều kiện để nhượng quyền hay chưa, mô hình vận hành ra sao. Điều này dẫn đến sự thất bại trong kinh doanh nhượng quyền. Vậy đối với cả bên bán và bên mua nhượng quyền F&B, cần chú ý điều gì?  

Yếu tố quyết định kinh doanh nhượng quyền thành công

Theo anh Hoàng Tùng, đối những người bán nhượng quyền thực sự, muốn phát triển chuỗi bền vững và lành mạnh thì cần 4 yếu tố then chốt. 

Thứ nhất, đừng bán nhượng quyền vội nếu như mô hình của mình chưa vững. Tức là ít nhất cửa hàng bán nhượng quyền phải là mô hình có lãi thì người mua nhượng quyền mới có lãi, đó là quan hệ win – win. 

Thứ hai, phải đóng gói được mặt vận hành và tài chính. Tức là phải có những lớp lang vận hành quy chuẩn để người mua nhượng quyền có thể triển khai được một cách dễ dàng. 

Thứ ba, năng lực liên quan về mặt nguồn nguyên liệu, về mặt bảo mật, về công thức.  Bởi vì bản chất là về mặt nhận quyền thì người mua nhận quyền người ta sẽ phải có những cái ưu thế về mặt sản phẩm đối với cả thị trường. Và thương hiệu bán nhượng quyền phải rất mạnh về mặt R&D sản phẩm thì mới nên nhận quyền. 

Như cách Luckin Coffee vượt Starbucks trở thành chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc. Tháng 6/2023, đại gia cà phê Trung Quốc Luckin Coffee đạt mốc 10.000 cửa hàng trong nước, vượt Starbucks (Mỹ) để trở thành chuỗi cà phê lớn nhất nước này. Tính đến cuối quý II/2023, Luckin Coffee đã có 10.829 cửa hàng. Trong khi đó, Starbucks có 6.480 địa điểm. 

Nhận định về sự phát triển của Luckin Coffee

Nhượng quyền mở khóa giúp Luckin Coffee tăng trưởng rất nhanh. Theo báo cáo của thương hiệu vào năm 2022, 112 sản phẩm mới/năm đã được Luckin ra mắt người tiêu dùng.

Một trong yếu tố tiên quyết thúc đẩy sự thành công và phát triển của Luckin Coffee chính là R&D ( Research and Development). Tất nhiên không phải 100% sản phẩm được tung ra cũng mang về lợi nhuận nhưng năng lực R&D sản phẩm rất “kinh khủng”.

Sản phẩm best seller của Luckin Coffee

Trong đó có những sản phẩm trở thành cú kích như như là cà phê latte kết hợp với cả rượu mao đài của Trung Quốc. Ở thời điểm ra mắt thì Luckin có khoảng 10.000 cửa hàng, trung bình mỗi cửa hàng bán được 500 ly cafe latte rượu Mao Đài/ngày. Qua case study chứng minh, năng lực làm R&D ra sản phẩm mới rất quan trọng để tham gia vào làn sóng nhượng quyền. 

Thứ tư, rất quan trọng, chính là tư duy win – win, tư duy cùng thắng cho cả bên nhượng quyền và nhà đầu tư. Theo anh Hoàng Tùng, trong thời gian tới mối quan hệ sẽ thêm chữ “win” thứ 3 dành cho khách hàng. Với nhiều chi nhánh được mở rộng, khách hàng dễ dàng tìm thấy hàng quán yêu thích ở địa chỉ gần nhất, tiết kiệm thời gian và công sức đi chuyển. Duy trì được 3 win giữa bên nhượng quyền – nhà đầu tư – khách hàng, chắc chắn mô hình nhượng quyền thương hiệu sẽ bền vững. 

3 yếu tố quyết định 90% thành công của nhà đầu tư nhượng quyền

Theo anh Hoàng Tùng, mua nhượng quyền giúp giảm thiểu rủi ro thất bại chứ không đảm bảo thành công, đặc biệt là khi nhiều mô hình kinh doanh không có tính bền vững. Để thành công trong việc nhượng quyền, nhà đầu tư cần xem xét nhiều yếu tố. 

Về phía người mua nhượng quyền sẽ bị ngợp trong một cái ma trận có quá nhiều brand làm nhượng quyền với những “lời hứa” rất hấp dẫn. Và câu hỏi chọn mua nhượng quyền như thế nào? Anh Hoàng Tùng đánh giá: “Thị trường nhiệt quyền của Việt Nam bây giờ chiếm khoảng 2-3%/GDP”. Nhưng với những nền kinh tế phát triển thì con số này lên đến khoảng 10 – 12% /GDP đồng nghĩa với việc cơ hội phát triển của thị trường này rất lớn, nhu cầu của người mua nhượng quyền rất cao. 

Để thành công trong việc nhượng quyền, tránh tình trạng bị “lùa gà”, nhà đầu tư cần xem xét nhiều yếu tố trong đó nắm được 2 điều quan trọng dưới đây thì sẽ tránh được khoảng 80 – 90% những mô hình nhượng quyền lùa gà.

Thứ nhất, nên đến trực tiếp hàng quán đánh giá, xem trực tiếp hàng quán đó có đông khách hay không. Đến trực tiếp không chỉ một buổi mà nhiều buổi trong ngày, thậm chí vài ngày từ ngày thứ đến ngày cuối tuần để có cái nhìn khách quan về tình hình kinh doanh của thương hiệu. Tránh tình trạng chỉ nghe sale tư vấn là xuống tiền, rủi ro cao. 

Thứ hai, đừng chỉ dừng lại ở giai đoạn nghe sale tư vấn mà nên gặp gỡ và hỏi kinh nghiệm những người đã mua nhượng quyền của thương hiệu đó xem thực sự mua nhượng quyền bên này có tốt hay không. Nắm được hiện trạng mô hình kinh doanh đó có hiệu quả hay không, đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu đầy đủ về hệ thống nhượng quyền. 

Thứ ba, khi xem xét việc mua nhượng quyền cần đánh giá liệu mô hình đó có đang bán cho một chủ nhưng mua nhiều điểm hay không. Bởi khi một chủ sở hữu quản lý nhiều điểm nhượng quyền thường đã có hệ thống quản lý và quy trình làm việc hiệu quả. Điều này giúp đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm đồng nhất tại tất cả các điểm.

Áp dụng 3 yếu tố trên bạn sẽ loại được 80 – 90% những thương hiệu nhượng quyền không tốt trên thị trường.  

Chuẩn hóa vận hành để kinh doanh nhượng quyền thành công 

Quản lý tài chính trong lĩnh vực F&B đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuyên môn cao, đặc biệt đối với mô hình chuỗi nhượng quyền. Những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm và năng lực vận hành, việc quản lý tài chính có thể không quá khác biệt so với các ngành khác. Tuy nhiên, đối với những người mới kinh doanh, năng lực này sẽ cần phải học. Tất nhiên, bên bán nhượng quyền sẽ có sự hỗ trợ về mặt vận hành, tuy nhiên sẽ không đủ. 

Đồng thời, áp dụng các ứng dụng công nghệ chính là giải pháp hữu hiệu giúp tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí nhân công, kiểm soát dòng dòng và quản lý vận hành F&B hiệu quả hơn. Anh Hoàng Tùng chia sẻ về việc chuyển đổi số trong ngành F&B, doanh nghiệp có thể dùng bất cứ phần mềm quản lý nào, quan trọng cần ứng dụng được thì sẽ nhàn hơn rất nhiều. MISA CukCuk – một trong những phần mềm quản lý nhà hàng được phát hành bởi Công ty Cổ phần MISA đáp ứng mọi nghiệp vụ từ cơ bản đến chuyên sâu của tất cả các mô hình F&B. Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.  

Ngoài ra, để bắt kịp và duy trì xu hướng thị trường, chuỗi nhượng quyền cần linh hoạt trong việc thay đổi sản phẩm và dịch vụ. Trong đó, việc đánh giá menu 6 tháng/1 lần xem các món, nguyên vật liệu có gối đầu với nhau không, món nào nên thêm vào, món nào nên loại ra hoặc cần có món hot để hút khách là cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường.  Đồng thời, bổ sung các kênh bán hàng Food Apps và các chương trình khách hàng thân thiết cũng giúp doanh nghiệp duy trì doanh thu. 

Cùng với chuẩn hóa vận hành hay bắt kịp xu hướng, doanh nghiệp nhượng quyền cần giữ vững giá trị cốt lõi của thương hiệu. Việc xây dựng được concept thương hiệu nhất quán, như cách Phê La xây dựng thành công vibe Đà Lạt chẳng hạn, góp phần tạo dựng niềm tin với khách hàng và là nền tảng cho chuỗi nhượng quyền phát triển bền vững.  

__________

Bài viết này nằm trong Tạp chí Chuyện nghề F&B – series chia sẻ kinh nghiệm mở quán, quản lý vận hành F&B từ chuyên gia và CEO/Founder của các thương hiệu thành công.  Số đầu tiên với chủ đề “Sống sót trong ngành F&B: Đâu là chìa khóa?” chia sẻ về xu hướng F&B và bí kíp cạnh tranh trong ngành được chia sẻ bởi Mr.Hoàng Tùng – Chủ tịch F&B Investment, sẽ được ra mắt vào 01/11/2024. ĐẶT TRƯỚC ẤN PHẨM TẠI ĐÂY

Chuyện nghề 01

Bài viết liên quan
Xem tất cả