Điểm tên những lý do khiến nhà hàng hàng, quán ăn của bạn sớm nở chóng tàn: thực đơn không hấp dẫn, định giá sai, dịch vụ kém, nguồn vốn đầu tư không đủ lớn, quản lý vận hành không bài bản. Câu chuyện mở được không quản được. Bỏ tiền kinh doanh, hoạt động một thời gian không hiệu quả đành phải ngậm ngùi đóng cửa. Dưới đây là 6 lời khuyên đặc biệt cần lưu tâm khi bạn mới kinh doanh nhà hàng quán ăn.
Có thể bạn quan tâm: 5 bí quyết hốt bạc: khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn mùa hè
1. Kiến thức và kinh nghiệm
Trăm hay không bằng tay quen. Yếu điểm trong quản lý của chủ quán khi mới tập kinh doanh nằm ở khả năng xử lý và kiểm soát các phát sinh khi vận hành. Bạn hoàn toàn không thể ngăn chặn phát sinh xảy ra nhưng hoàn toàn có thể dự liệu và chuẩn bị các tình huống để ứng phó kịp thời. Bên cạnh đó, nếu có thể hãy tích lũy cho bản thân từ 2 – 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống bằng việc học tập mô hình kinh doanh mà bạn định triển khai.
Một số người tham gia các lớp đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Một cách khác đơn giản hơn, bạn có thể tận dụng chính những lần trải nghiệm thực tế các cửa hàng, đối thủ cạnh tranh để nắm bắt được khách hàng của mình thực sự cần gì. Đặc biệt với một ngành đang phát triển như F&B, việc nắm bắt được xu hướng, tiếp cận với những cách thức kinh doanh, tiếp thị mới là điều kiện bắt buộc.
2. Người người “khác biệt”
Lựa chọn khác biệt như thế nào? Với một thị trường tiềm năng như sự cạnh tranh cao, nhiều ông chủ dễ ghi tên mình là chuỗi những cửa hàng “làng nhàng, mờ nhạt” với thị trường, Tất cả chung một điều, hoặc là làm chưa tới, hoặc bản chất không xuất phát từ đúng những gì khách hàng và thị trường đang cần. Câu chuyện điển hình của chuỗi mỳ cay 7 cấp độ, trào lưu nở rộ nhưng căn bản không thể khiến người tiêu dùng chọn lựa đó là một món ăn ngon. Tất cả chỉ dừng lại ở câu chuyện về thử thách khả năng chịu đựng cay của khách hàng.
Khác biệt của bạn không nhất thiết phải xuất phát từ món ăn, có thể về khả năng phục vụ, cũng có thể là không gian. Điều quan trọng, gắn liền với mọi sự khác biệt, hãy xuất phát từ góc độ của khách hàng. Nuông chiều cảm xúc và nuôi dưỡng những thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe của khách hàng. Để làm được những điều đó, nghiên cứu kỹ hành vi của người dùng, lựa chọn những yếu tố bạn đáp ứng được, những yếu tố bạn làm tốt.
>> Để nhận được tài liệu quản trị nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY
3. Món ăn phải ngon
Hãy hình dung, các chương trình khuyến mãi, chỗ ngồi đẹp chỉ có thể thu hút khách hàng của bạn đến 1, 2 lần nhưng không thể khiến bạn níu chân hỏi trong những lần kế tiếp nếu món ăn không ngon. Câu chuyện về bún mắng, cháo chửi được xem là một ví dụ điển hình của việc, khách hàng thực sự cần chất lượng từ những món ăn ngon. Họ sẵn sàng chờ đợi, chấp nhận thái độ phục vụ không mấy niềm nở, thân thiện để thỏa mãn được vị giác của chính mình.
Câu trả lời là tại sao? Nguyên do là họ được thỏa mãn vị giác của mình. So với việc thưởng thức một món ăn mà họ cho là không ngon bằng sức lôi cuốn của những bát bún phở kia, thực khách chấp nhận chịu thiệt đôi chút.
Nhiều nhà hàng, quán ăn mở ra mà quên mất một điều rằng thay vì đầu tư tiền của khổng lồ, ngân sách lớn để đầu tư về cơ sở vật chất, cái họ cần là hoàn thiện sản phẩm của mình một cách xuất sắc nhất.
4. Bài toán thiếu vốn
Điều gì khiến nhà hàng, quán ăn của bạn lâm vào cảnh “khát vốn” trầm trọng? Chính là do sự mất cân bằng trong vận hành khi những chi phí phát sinh khiến câu chuyện kinh doanh của bạn vượt ngoài tầm kiểm soát. Nhiều ông chủ cố gắng mở cửa hàng kinh doanh của mình khi trong tay số vốn không dư giả mấy. Điều này có thể khiến họ duy trì được cửa hàng trong một vài tháng đầu nhưng việc kinh doanh nhà hàng lâu dài khó lòng duy trì được.
Vậy lối đi nào cho ý tưởng mở nhà hàng, quán ăn nhưng thiếu vốn? Một trong số những lời khuyên hàng đầu hiện nay cho tình thế của bạn là việc kinh doanh online. Không tốn quá nhiều chi phí nhân công, càng giảm thiểu được việc quản lý vận hành. Tất cả những gì bạn cần là tận dụng các nguồn quảng cáo miễn phí hoặc các hệ sinh thái ẩm thực đang phát triển rầm rộ như hiện tại.
5. “Đất vàng” nằm ở tư duy chủ quán
Địa điểm thế nào là phù hợp, làm thế nào để chọn lựa được địa điểm đẹp? Những tác động tiêu cực nào từ đối thủ cạnh tranh có thể tạo áp lực đến công việc kinh doanh của bạn? Quá nhiều đối thủ tập trung tại cùng một địa điểm, khu phố mật độ dân số thấp. Điều này cũng phụ thuộc vào yếu tố kinh tế xã hội, các xu hướng, trào lưu mới.
Những địa điểm ưu tiên giao thông thuận tiện, nằm ở các khu vực có bãi đỗ xe thuận tiện cho khách hàng. Việc chọn lựa đất vàng hay không đôi khi không nằm ở giá trị vật chất mà nằm ở tư duy, sách lược của chính những người chủ quán.
Kinh doanh nhà hàng thành bại hay không, vị trí địa lý là yếu tố cốt yếu. Quan trọng là việc bạn tận dụng những điều kiện ấy với nguồn ngân sách của bạn ra sao, hợp lý hay không. Chạy đua theo cuộc đua mặt bằng đẹp không giúp bạn tồn tại lâu bền trên thị trường. Thậm chí còn khiến quán của bạn rơi vào cảnh lao đao vì nguồn vốn không đủ.