Vinmart+, Circle K: Chấp nhận thua lỗ nghìn tỷ để hình thành thói quen cho thị trường

chuỗi cửa hàng tiện lợi

Chứng kiến thương vụ gần như tặng không 87 cửa hàng cho Vingroup của Shop & Go, nhiều khách hàng không khỏi sững sờ. Bởi có lẽ “14 năm về trước, nhắc đến cửa hàng tiện lợi là người ta nhắc tới Shop&Go”. Việt Nam là một thị trường có đà tăng trưởng được dự đoán là nhanh nhất Châu Á với chuỗi các cửa hàng bán lẻ tiện lợi.

vinmart

1. Thị trường với cạnh tranh tiềm năng như khốc liệt

Điểm lại thị trường với gương mặt của những ông lớn không quá xa lạ. Sau thương vụ nhượng quyền của Shop&Go, VinCommerce khẳng định vị thế dẫn đầu của mình với 108 siêu thị Vinmart cùng hơn 2.000 điểm bán Vinmart+ trên toàn quốc. Tiếp theo đó là Co.op (với 650 điểm), Bách Hóa Xanh với hơn 500 cửa hàng của Thế giới Di động và Circle K với 300 điểm bán…

Điều đáng nói ở chỗ, được xem như một trong những thương hiệu tiên phong trong việc xây dựng văn hóa tiêu dùng nhanh, tiện lợi nhưng Shop&Go từ 2016 đã có dấu hiệu kinh doanh tụt dốc. Điều này được lý giải bởi khoảng thời gian này, Vinmart+ cũng như đã gia nhập thị trường được 1 năm, đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Circle K chiếm được cảm tình của khách hàng nhờ mặt bằng và chiến lược sản phẩm phù hợp.

shop&go

2. Chấp nhận thua lỗi nghìn tỷ

Mặc dù là thương hiệu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường so với các đối thủ khác nhưng mãi đến năm 2017, doanh thu của chuỗi Vimart+ đạt trên 10.000 tỷ đồng song mảng kinh doanh này của Vingroup vẫn không thể báo lãi. Điểm nhận ra vô cùng dễ dàng rằng, đây thực sự không phải là cuộc đua của những công ty ít tiền. Bởi lẽ, thương hiệu nào cũng muốn nhanh chóng trở thành người dẫn đầu về thị phần, về khách hàng. Điều tất yếu để làm được điều đó, buộc họ phải “đốt tiền” để cạnh tranh.

circle k

3. Các ông lớn nhập cuộc ra sao?

Câu chuyện của Vinmart là một ví dụ điển hình. Khoảng thời gian trước đây khi ý đồ của VinCommerce muốn đặt các điểm Vimart+ ngay tại chính những khu chợ tập trung dân cư. Khách hàng còn hỏi nhau, siêu thị mở cạnh chợ thì ai vào siêu thị mua? Nhưng minh chứng rõ ràng cho bước đi chiến lược đó của VinCommerce là số lượng điểm bán vẫn tiếp tục tăng. Nếu như trước đây 1, 2 tuần, thậm chí cả tháng người tiêu dùng mới đi siêu thị thì hiện tại dù sáng, trưa, chiều hay tối, tiện là họ đi.

Hay như Circle K, những tiệm tạp hóa nhỏ ở các khu dân cư không thiếu nhưng cái họ cần là sự phục vụ đúng, đủ các mặt hàng nhu yếu phẩm cũng như thời gian mở cửa 24/24 là một trong những điểm cộng hàng đầu trong phục vụ.

vinmart+

Lâu dần, khách hàng hình thành thói quen đi siêu thị ngay cả khi có chợ bên cạnh. Minh bạch về giá, sắm toàn bộ những gì gia đình cần tại 1 địa điểm. Hay như cần mua nhu yếu phẩm vào bất kỳ lúc nào, ở những địa điểm nào đều có thể tìm đến Circle K.

4. Chiến lược riêng dành cho các khách hàng Việt Nam

Ông Tony Tran – CEO Circle K Việt Nam chia sẻ: “Kinh doanh ở Việt Nam sẽ không thành công nếu thiếu chỗ ngồi”. Điểm này là một trong những chiến lược trọng yếu của Circle K bên cạnh việc kết hợp song song giữa các mô hình 25 – 50 m2, họ tập trung đẩy mạnh diện tích mặt bằng cho các khách hàng khoảng 100 – 120m2 tại các khu vực dân cư, trường học.

chuỗi cửa hàng tiện lợi

Circle K là “điểm đến” thay vì chỉ là “tiệm bách hóa”. Vấn đề địa điểm cũng là một trong những bài học đắt giá của họ khi bản thân những đối thủ cạnh tranh khác cũng đang chiếm những vị trí thuận tiện nhất dành cho điểm bán của mình.

5. Thành công xuất phát từ sự kiên nhẫn

Bám sát mô hình kinh doanh 24/24. Sự kiên nhẫn với khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Đặc thù mô hình cũng ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh. Chữ kiên nhẫn trong phong cách phục vụ khách hàng mọi thời điểm, mọi lúc. Chữ kiên nhẫn trong việc tìm hiểu thị hiếu khách hàng muốn gì. Cuối cùng chữ kiên nhẫn trong việc hình thành cho khách hàng thói quen tiêu dùng nhanh.

Phần mềm quản lý nhà hàng CUKCUK.VN

Bài viết liên quan
Xem tất cả