Mì cay là một trong những món ăn được các bạn trẻ ưa thích nhiều năm trở lại đây. Minh chứng là việc các mô hình kinh doanh mì cay nếu có sản phẩm chất lượng chuẩn chỉnh, dịch vụ tốt thì hoàn toàn có thể phát triển thậm chí nhân rộng quy mô thành chuỗi hoặc các cửa hàng nhượng quyền. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng cho nhiều nhà đầu tư. Trong bài viết dưới đây, MISA CukCuk sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở quán mì cay cũng như những điều cần lưu ý để kinh doanh mì cay thành công.
1. Lên ý tưởng kinh doanh mở quán mì cay
Theo khảo sát của các hàng quán mì cay trên thị trường, giá thành trung bình của một bát mì cay dao động từ 39.000 – 79.000đ, trung bình một ngày các quán có thể bán khoảng 500 bát, ngày cao điểm có thể lên tới 1000 bát, chưa tính thêm các món bán bổ sung hoặc đồ uống cũng đã mang về một phần lợi nhuận kha khá cho chủ quán.
Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận một thẳng thắn, thị trường kinh doanh mì cay của những năm 2015, 2016 rất khác so với thị trường của năm 2022, 2023. Khi mỳ cay được xem như một hiện tượng nở rộ, nhiều chủ quán tham gia đầu tư, nhưng chỉ sau một thời gian, các mô hình không biết cách vận hành phù hợp đều bị đào thải.
Bởi vậy, kinh doanh mì cay mở thì dễ nhưng để vận hành, duy trì và phát triển quy mô thì lại không hề dễ dàng. Nếu ở khâu lên ý tưởng, chủ quán có thể thống kê chi tiết các khâu thực thi đồng thời định vị mình một cách rõ ràng thông qua việc chọn đối tượng khách hàng mục tiêu, tìm hiểu về sở thích, thói quen mua sắm, chi tiêu từ đó giúp hoạt động định giá trong thực đơn, thiết kế thi công cũng như các hoạt động marketing bổ trợ khác…
2. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
2.1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Xuất phát điểm ban đầu của trào lưu kinh doanh mì cay là việc giới trẻ tiếp cận món mỳ mới lạ, cùng với đó là việc thử thách khả năng chịu cay tạo nên các cuộc thảo luận sôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội. Chính điều này đã khiến cho sự hiếu kỳ của thực khách thúc đẩy việc họ đến quán dùng thử, trải nghiệm và giúp cho mì cay trở thành một cơn sốt. Có điều, trào lưu được tạo ra sớm nở chóng tàn khi ngày càng có nhiều món ăn được thị trường khai thác, với một đất nước có ẩm thực phong phú như Việt Nam.
Thực khách của thời điểm này cũng không hoàn toàn có thói quen tiêu dùng như thực khách của những năm 2016, 2017 nữa. Bởi vậy, họ đã bớt phần nào dễ tính hơn trong các món ăn mình lựa chọn, cân nhắc về giá cả là một chuyện nhưng chất lượng có tương xứng hay không lại là chuyện khác.
Để mở mô hình mì cay thành công, hãy xác định tệp khách hàng mục tiêu của mình với các tiêu chí: độ tuổi/ công việc/sở thích/ thói quen mua hàng… Với mì cay, các khách hàng chủ yếu là độ tuổi trẻ, luôn thích trải nghiệm những điều mới mẻ, đây cũng là nhóm khách hàng khá cân nhắc về giá, mong muốn tìm kiếm dịch vụ phù hợp với tài chính của mình.
Bởi vậy, trong quá trình thi công và vận hành quán, khi xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, từ phong cách thiết kế đến cách thức xây dựng thực đơn hiệu quả với nhiều món ăn xu hướng, mới lạ, hợp khẩu vị đặc biệt về giá thành phải chăng để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
2.2. Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh
Trải qua 2 đợt thanh lọc, một là khi thị trường thoái trào, mì cay hết hot, nhiều mô hình không trụ được vì chi phí đầu tư không nhỏ nhưng thực khách không quan tâm đến món mì cay nhiều như trước đây, hai là khi thị trường vướng vào đợt dịch Covid-19, ngành F&B là một trong số những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất.
Những thương hiệu mì cay nổi tiếng còn tồn tại trên thị trường phát triển bài bản được khẳng định thương hiệu trên thị trường với uy tín về chất lượng món ăn, dịch vụ và quy chuẩn trong kinh doanh. Đó thực sự là những đối thủ cạnh tranh mạnh.
Điều này cũng khiến chủ đầu tư phải thực sự chắc chắn rằng chất lượng sản phẩm của mình đủ tốt, về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ phải tương xứng để có thể tạo ấn tượng tốt với khách hàng, từ đó có được tệp khách hàng trung thành của mình.
3. Dự trù kinh phí để mở quán mì cay
Mời anh chị tham khảo bảng dự trù kinh phí để mở quán mì cay
Đầu mục | Mô tả chi tiết | Chi phí |
Chi phí mặt bằng | Bao gồm tiền thuê mặt bằng, tiền cọc, chi phí sửa chữa, trang trí cửa hàng | 100.000.000 |
Chi phí thiết bị, dụng cụ | Bao gồm bàn ghế, tủ, máy xay sinh tố, máy ép trái cây, dụng cụ phục vụ | 40.000.000 |
Chi phí nguyên vật liệu | Bao gồm các loại gia vị, rau củ quả… | 30.000.000 |
Chi phí marketing | Bao gồm chi phí marketing online, marketing tại điểm bán | 15.000.000 |
Chi phí nhân sự | Bao gồm chi phí thuê nhân sự | 15.000.000 |
Trên đây chỉ là các gợi ý cơ bản về chi phí dự trù để mở quán mì cay, ngoài ra trong quá trình vận hành còn phát sinh thêm một số chi phí khác như điện, nước, internet, thuế… Thậm chí nếu anh chị mong muốn lựa chọn một mặt bằng rộng hơn, quy mô lớn hơn, chi phí để thuê, thiết kế thi công cũng có thể lên đến con số từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.
4. Lựa chọn mặt bằng
Các mô hình quán mì cay thường lựa chọn mặt bằng của mình đặt tại các khu vực có mật độ dân cư đông đúc, có nhiều trường đại học hoặc các trung tâm thương mại nơi có nhiều dịch vụ giải trí trong trường hợp anh chị có vốn kinh doanh trung bình khá trở lên.
Đối với các mô hình kinh doanh có vốn không đủ lớn, anh chị có thể cân nhắc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình trên các kênh online thông qua dịch vụ tự giao hàng hoặc trên các ứng dụng đặt món trực tuyến hoặc có thể tìm đến các mặt bằng nhỏ hơn trong ngõ để có thể có đủ thời gian tích lũy về nguồn lực cũng như hoàn thiện bộ máy vận hành trước khi đầu tư vốn lớn vào việc mở quán mì cay với diện tích lớn hơn.
>> Chấm điểm mặt bằng cho quán của mình TẠI ĐÂY << |
5. Xây dựng thực đơn
Nguyên liệu để thực hiện được món mì cay không quá khan hiếm, tuy nhiên việc tập trung nghiên cứu các công thức nấu mì cay hợp khẩu vị của số đông đảm bảo chất lượng nguyên liệu luôn ở trạng thái tốt nhất.
Bên cạnh đó, chủ quán có thể cân nhắc việc làm đa dạng thực đơn của mình bằng những món ăn phụ, bổ trợ để tạo cảm giác thú vị, mới mẻ cho thực khách ghé quán. Các món ăn này không nhất thiết phải cầu kỳ về chế biến, đôi khi có thể là món ăn kèm hợp miệng và không khiến món chính trở nên mờ nhạt…
Thực đơn đồ uống cũng có thể cải tiến thêm thay vì các loại nước đóng chai thông thường, anh chị có thể chủ động pha chế thêm các loại đồ uống giải nhiệt đi kèm thanh mát, giúp quá trình ăn uống đưa miệng, ngon hơn.
6. Thiết kế thi công
Các mô hình kinh doanh mì cay Hàn Quốc thường sẽ áp dụng phong cách quán ăn của Hàn với bàn ngồi bệt, sử dụng thìa đũa tròn… Tranh treo trường cũng sẽ là các hình ảnh đặc trưng của xứ sở Kim chi. Không gian thiết kế chủ đạo với tone gỗ, mây tre, giấy, vải tạo cảm giác ấm cúng.
Đó cũng là lý do vì sao mà các mô hình kinh doanh đồ Hàn nói chung hoặc các mô hình kinh doanh mì cay nói riêng lại có lối thiết kế đặc trưng, tương đối giống nhau đến vậy. Anh chị cũng có thể hoàn toàn phá cách cho mô hình của mình thông qua lối thiết kế trẻ trung, hiện đại để mô hình trở nên khác biệt. Nhiều quán phục vụ đồ ăn Hàn Quốc hiện giờ cũng được đầu tư về thiết kế nhưng tạo cho thực khách cảm giác thích khi khi bước vào quán ăn mà ngỡ như đang bước vào quán cafe.
Tham khảo thêm các thiết kế quán ăn, nhà hàng Hàn Quốc tại đây! |
7. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Các nhân sự khi được tuyển dụng nhận vào bộ máy cần để họ nắm chắc các kiến thức cơ bản về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của quán. Điều này đòi hỏi, anh chị cần chuẩn bị sẵn các kịch bản ứng xử để nhân viên có thể linh hoạt trao đổi với khách hàng trong quá trình phục vụ và đảm bảo hạn chế những tình huống phát sinh không đáng có. Đối với nhân sự thuộc bộ phận bếp, cần đảm bảo thực hiện đúng chuẩn định lượng, công thức đã được hướng dẫn từ trước và đặc biệt tuần thủ nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm.
Về chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên, có mức lương theo giờ nhưng cũng có mức lương cho những đóng góp, nỗ lực như bán được nhiều hàng, doanh thu tốt hoặc nhận được thiện cảm của thực khách. Điều này giúp tạo động lực để nhân sự có thể cố gắng phấn đấu tốt hơn vai trò của mình.
8. Marketing cho quán
Tiếp theo là hoạt động giúp quán ăn của anh chị tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Hãy bắt đầu từ việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuẩn chỉnh, điều giúp khách hàng ghi nhớ về quán của anh chị trong tâm chí với hệ thống logo, bảng biển, website… Hình ảnh đơn giản, bắt mắt sẽ tạo ấn tượng tốt hơn những logo cồng kềnh, nhiều họa tiết.
Anh chị có thể chia thành 2 kênh chính
- Marketing online: Fanpage, các đối tác giao hàng (GrabFood, Baemin, ShopeeFood…), các hội nhóm ẩm thực, food reviewer
- Marketing tại điểm bán: hệ thống bảng biển, tờ rơi…
Tham khảo thêm các bài viết về marketing cho quán ăn tại |
Một số chương trình khuyến mãi phổ biến thường được áp dụng tại các mô hình kinh doanh mì cay Hàn Quốc:
>> Hút khách với 10 chương trình khuyến mãi hay cho nhà hàng <<
9. Tạm kết
Hy vọng những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk sẽ giúp anh chị có thêm kiến thức để mở quán mì cay từ khâu lên kế hoạch, chuẩn bị cho đến hoạt động tuyển dụng nhân sự, marketing… Điều đó có thể hỗ trợ cho hoạt động mở quán của anh chị sau này thuận lợi hơn. MISA CukCuk cũng đã tổng hợp các nội dung về quản lý, vận hành các mô hình F&B tại chuyên trang Kiến thức để anh chị tiện theo dõi, mong rằng anh chị sẽ đón nhận!