Việc xác định chiến lược marketing dài hơi là vô cùng cần thiết để nhà hàng có thể thu hút khách hàng ghé thăm và phát triển một cách dài hạn. Với quy mô một nhà hàng đã khó, khi số lượng nhà hàng đó nhân rộng thành hệ thống, làm thế nào để thương hiệu vẫn có thể giữ được hoạt động kinh doanh hiệu quả như trước đó lại là một bài toán khó hơn. Trong nội dung bài viết dưới đây, MISA CukCuk sẽ giúp anh/chị hình dung các bước cơ bản để xác định hướng đi đúng đắn cho hoạt động marketing chuỗi nhà hàng đồng thời gợi ý một số kênh triển khai hiệu quả để áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình.
1. Marketing chuỗi nhà hàng khác gì marketing cho nhà hàng đơn lẻ?
Đối với marketing chuỗi nhà hàng điều quan trọng nhất là tính thống nhất và đảm bảo chuỗi thương hiệu được truyền thông với cùng một thông điệp. Đó cũng chính là điểm hạn chế của một số mô hình nhượng quyền F&B khi các nhà đầu tư được phát triển thương hiệu theo định hướng kinh doanh của bản thân. Điều này đôi khi sẽ làm sự nhất quán nói trên không được đảm bảo, dẫn đến sự chênh lệch giữa các cơ sở nhượng quyền và không nhận quyền.
Tuy nhiên, tùy vào định hướng kinh doanh mà các chủ đầu tư có thể cân nhắc việc hỗ trợ các đơn vị nhận nhượng quyền của mình hoạt động marketing hoặc bổ sung thêm các điều kiện cần thiết để họ có thể tự triển khai marketing cho cơ sở của mình nhưng không vi phạm vào các yêu cầu về thương hiệu nói chung.
2. Cách xây dựng chiến lược Marketing chuỗi nhà hàng hiệu quả
Để xây dựng nên một chiến lược Marketing cho chuỗi nhà hàng hiệu quả thì anh/chị cần lưu ý và thực hiện theo quy trình sau đây.
2.1 Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu
Trước hết cần xác định đối tượng nhà hàng hướng đến là ai, sở thích, thói quen của họ ra sao? Ví dụ: khách ghé thăm nhà hàng có độ tuổi như thế nào, họ thường đi theo nhóm hay đi 1 mình? Họ có sở thích đặc biệt gì về món ăn, khu vực ngồi? Nhà hàng thường cao điểm vào thời gian nào trong tuần?
Để có thể hình thành được chân dung khách hàng một cách rõ rệt, chính xác từ đó đưa và chiến lược marketing phù hợp, anh chị có thể thực hiện các khảo sát nhỏ sau khi khách hàng dùng bữa và tặng cho họ những voucher ưu đãi, giảm giá hóa đơn…
Nhóm khách hàng mục tiêu này khi nhân rộng sang các chi nhánh khác cũng cần điều chỉnh về sở thích, hành vi. Ví dụ: nhà hàng mới mở tuy có diện tích rộng hơn, hiện đại hơn nhưng lại không ở mặt đường, khách hàng ở xung quanh khu vực đó không thể nhận biết được một cách trực tiếp, vậy việc tiếp cận đối tượng khách hàng này không những cần biển hiệu quảng cáo, thay vào đó cần điều hướng nhóm khách hàng mong muốn nhóm đông, không gian mới, các hoạt động quảng cáo cũng cần nhấn mạnh vào không gian, kích thích nhóm đông đến…
Anh/chị nên nhớ rằng, mỗi khách hàng sẽ có một thói quen khác nhau, để chinh phục vụ họ ghé thăm quán, điều bạn cần là làm thế nào để nắm bắt được mong muốn, giải quyết mong muốn đó để họ có được trải nghiệm tối ưu nhất tại không chỉ một nhà hàng mà là tất cả các nhà hàng họ ghé thăm
2.2 Nghiên cứu chi tiết về thị trường
Đây là bước được xem là rất quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định chiến lược Marketing cho chuỗi nhà hàng này có thật sự thành công không. Nghiên cứu thị trường sẽ giúp anh/chị có cái nhìn tổng quan hơn về đối thủ cạnh tranh, phạm vi hoạt động của họ cũng như sở thích của khách hàng.Để nắm rõ hơn về thị trường anh/chị hãy tiến hành trả lời những câu hỏi sau đây:
- Hiện tại nhà hàng anh/chị chưa thể đáp ứng được phân khúc thị trường nào?
- Phân khúc thị trường mà anh/chị chọn có đủ lớn mạnh để anh/chị có thể thu về nhiều lợi nhuận.
- Thị trường của anh/chị có đang cạnh tranh hay không? Xác định chính xác đâu thật sự là đối thủ cạnh tranh.
- Đối thủ của anh/chị có những ưu khuyết điểm nào?
- Lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp anh/chị hiện là gì? Về giá cả, chất lượng hay thậm chí là dịch vụ?
2.4 Xác định kênh/phương tiện Marketing
Việc lựa chọn đúng phương thức để Marketing nhà hàng sẽ giúp anh/chị giảm thiểu được rất nhiều chi phí. Khi khai trương cơ sở mới, anh chị có thể chia đối tượng khách hàng của mình thành 2 nhóm
- Khách hàng cũ: thông qua các hình thức truyền thông, nhắc nhớ (nhờ nhân viên giới thiệu, gửi tờ rơi, nhắn tin thông qua Messenger, Zalo…)
- Khách hàng mới: hoạt động quảng cáo online(Facebook, thông qua các food reviewer, các chuyên trang ẩm thực) bên cạnh đó là hoạt động offline (tờ rơi, bảng biển…)
Hút khách với 10 chương trình khuyến mãi hay cho nhà hàng
|
2.5 Quản lý và thiết lập ngân sách và doanh số
Ngân sách là yếu tố rất quan trọng trong việc thực hiện các chiến dịch Marketing. Thông thường nó sẽ được chia làm 3 giai đoạn bao gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Giai đoạn ngắn hạn là anh/chị phải đưa ra các chương trình kích thích để mang lại nguồn khách hàng tiềm năng ngay lập tức. Còn dài hạn tức là chiến dịch tiếp cận theo thời gian để khách hàng nhận diện thương hiệu.
Thông thường mức ngân sách cho hoạt động marketing thường dao động từ 10 – 20% doanh thu. Điều này cũng phụ thuộc vào giai đoạn triển khai, cơ sở mới khai trương hay cơ sở đã hoạt động. Việc phân bổ ngân sách này cũng dựa vào dữ liệu triển khai của những thời điểm khai trương các cơ sở trước đó, để có thêm cơ sở để đánh giá.
>> Tải ngay 10+ mẫu kế hoạch marketing nhà hàng, quán ăn, quán cafe…<< |
3. Một số kênh Marketing chuỗi nhà hàng hiệu quả
3.1 Marketing chuỗi nhà hàng qua các ứng dụng đặt món, đặt bàn
a. Các ứng dụng gọi món
Sự kết hợp giữa các đơn vị giao hàng như … cũng hỗ trợ tăng độ nhận diện của thương hiệu. Ưu điểm của hoạt động này là tiếp cận đúng khách hàng, đúng thời điểm. Với các nhà hàng có thể là thực đơn tiệc tối cho nhóm thay vì ra ngoài, họ có thể tìm kiếm nhà hàng của anh/chị ngay trên ứng dụng, thao tác lựa chọn…
Tuy nhiên, anh chị cũng cần cân nhắc về mức chiết khấu của các đơn vị này cũng tương đối cao, khi tham gia các chương trình khuyến mãi, ưu tiên vị trí hiển thị trên ứng dụng cũng cần thêm chi phí.
b. Ứng dụng đặt bàn
Bên cạnh đó anh/chị có thể sử dụng ứng dụng để order đến tận nhà hoặc sử dụng ứng dụng như Table Now, Booking.com để đặt bàn trước.
Thậm chí các anh/chị có thể lên các trang web đánh giá, so sánh ẩm thực nước ngoài để đăng ký địa điểm của mình trên trang Tripadvisor.
3.2 Phát triển thương hiệu thông qua Social Media
a. Quảng cáo trên Google
Loại hình quảng cáo này đang được rất nhiều marketer sử dụng để quảng bá hình ảnh cho thương hiệu của họ. Quảng cáo Google được thể hiện qua hai cách:
Cách 1: Quảng cáo mạng tìm kiếm: đây là loại quảng cáo xuất hiện trên các trang tìm kiếm kết quả tìm kiếm tự nhiên. của Google.
- Những loại nhà hàng nào cần được sử dụng hình thức quảng cáo trên Google?
- Nhà hàng tiệc cưới: Khách hàng thường search rất nhiều trên google để tìm địa điểm tổ chức đám cưới (vì đám cưới chỉ được tổ chức một lần trong đời)
- Nhà hàng quán ăn tại các địa điểm du lịch: những khách du lịch phương xa thường tìm kiếm các thông tin về địa điểm ăn uống trước khi họ đi du lịch.
- Nhà hàng buffet, tổ chức thôi nôi, các sự kiện hay tổ chức sinh nhật,…
- Những loại nhà hàng không nên quảng cáo trên Google tìm kiếm: Đồ ăn uống hàng ngày như quán cơm, quán phở, bán đồ ăn sáng, trưa, chiều, tối.
Cách 2: Quảng cáo mạng hiển thị của Google (GDN): mạng hiển thị của Google hiển thị trên các trang web của nhà hàng quảng cáo.
b. SEO – được xem là một trong những công cụ tối ưu hoá việc tìm kiếm trên Google.
Thay vì bỏ ra số tiền lớn để chạy quảng cáo Google để đưa kết quả tìm kiếm lên đầu trang cho khách hàng, anh/chị vẫn có thể chạy tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để đưa kết quả, thông tin quán lên trang đầu tiên của Google vì người dùng chỉ tìm kiếm vài trang web đầu tiên thôi. Để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO này anh/chị cần lựa chọn những hình thức sau đây:
- Chiến lược content Marketing và CopyWriting phù hợp: vì người dùng tìm kiếm đến anh/chị để giải quyết vấn đề họ cần – anh/chị cần phải giải quyết vấn đề của họ bằng những con chữ. Vì thế mà anh/chị cần thuê một người hay đội ngũ content cho trang web của anh/chị.
- Chiến lược offpage: Google sẽ sắp xếp thứ tự trang web cao khi có nhiều trang web cùng lĩnh vực nhắc đến website của anh/chị.
- SEO địa điểm (Tham khảo tại đây)
b. Quảng cáo Facebook:
Facebook là trang mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng. Hiện tại ở Việt Nam đã có hơn 40 triệu người sử dụng Facebook.
Một số phương thức thu hút khách trên Facebook:
- Khuyến khích khách hàng tham gia chương trình check-in.
- Tổ chức các minigame
- Tổ chức giveaway: nhằm tăng tương tác cho Fanpage của mình.
- Giảm giá hay miễn phí bill khi thách thức khách hàng.
>> Tổng hợp 6 mẫu bài viết quảng cáo nhà hàng thu hút, hấp dẫn nhất 2023
c. Quảng cáo Instagram
Instagram là trang mạng xã hội mới nổi vào những năm 2017. Tuy nhiên độ tuổi trung bình của người dùng trên instagram theo thống kê là thấp hơn hẳn so với Facebook.
d. Quảng cáo trên Zalo
Zalo được xem là một trong những mạng xã hội anh/chị không thể bỏ lỡ khi nhắc truyền thông mạng xã hội. Hiện tại Zalo có hơn 50 triệu người sử dụng và việc quảng cáo cũng cực kỳ dễ dàng!
3.3. Marketing truyền miệng – thu hút khách đến quán
Hãy luôn chào đón, phục vụ và tạm biệt khách hàng của mình bằng những nụ cười. Marketing truyền miệng luôn được xem là phương thức Marketing hữu dụng nhất cho bất kỳ quán ăn hay nhà hàng nào. Ngày nay Marketing truyền miệng được xem là một sách lược hay và không thể thiếu trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Khách hàng thường có xu hướng tin vào lời nói của người thân hay anh/chị bè của mình.
a. Các group, chuyên trang review ẩm thực
Những tín đồ đam mê ẩm thực cũng có những hội nhóm để trao đổi, giao lưu, bởi lý do đó mà các cộng đồng ra đời. Đây cũng là một trong những hình thức được các nhà hàng sử dụng nhiều mỗi khi có hoạt động khai trương hoặc có các chương trình tri ân, ra mắt món ăn mới. Lợi thế của những trang tin này là có số lượng người theo dõi đông đảo, có đội ngũ quay chụp chuyên nghiệp cũng như có các báo giá tường minh, rõ ràng, chủ nhà hàng cũng có thể dễ dàng cân đối với ngân sách của mình
b. Các reviewer, food blogger
Về mức chi phí của các food blogger sẽ phân cấp theo số lượng follower cũng như đối tượng chính trên theo dõi kênh. Chủ nhà hàng có thể đánh giá dựa trên tương tác của các bài viết, văn phong, nội dung của kênh và quan trọng hơn cả là đối tượng độc giả của kênh có phù hợp với đối tượng khách hàng của nhà hàng hay không. Điều này thực sự quan trọng. Một số food reviewer có số lượng follower đông đảo nhưng lại khá trẻ, không giống với tệp khách hàng của nhà hàng trước giờ, chủ nhà hàng cũng không thể đầu tư ngân sách cho food reviewer này được.
Tham khảo thêm: Cách thức lựa chọn food reviewer và TOP các food reviewer
3.4. Chăm sóc khách hàng
Khi nhân rộng hệ thống thành chuỗi, để có thể đảm bảo quyền lợi của tất cả các khách hàng thành viên, chủ nhà hàng cũng cần xác định rõ việc quản lý, liên thông dữ liệu chuẩn chỉnh, bài bản từ đầu. Thực khách dù ở bất kỳ cơ sở nào cũng có thể thực hiện tích điểm, ghi nhận lại lịch sử mua hàng, nâng hạng thẻ. Bộ phận marketing có thể dựa vào đó để đánh giá món ăn nào được ưa thích nhất, món ăn nào cần đẩy mạnh để khách hàng dùng thử từ đó đề xuất các chương trình marketing phù hợp, thúc đẩy doanh số bán hàng.
CukCuk tích hợp MISA Lomas với đầy đủ tính năng như một phần mềm quản lý, chăm sóc khách hàng
|
4. Tạm kết
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk, anh/chị đã có thể thu thập được phần nào thông tin hữu ích cho mình về hoạt động marketing chuỗi nhà hàng cả về các kênh triển khai, các chương trình cũng như mức ngân sách tham khảo phù hợp. Bên cạnh đó, MISA CukCuk cũng cung cấp thêm những nội dung hữu ích về hoạt động quản trị, kinh doanh nhà hàng để anh chị cùng tham khảo thêm tại chuyên trang kiến thức. Mong bạn đọc sẽ đón nhận chúng!