CNN săn lùng chiếc bánh mì ngon nhất Việt Nam, bạn đã thử chưa?

CNN săn lùng chiếc bánh mì ngon nhất Việt Nam

Tờ CNN đã đăng tải bài viết “On the hunt for Vietnam’s best banh mi”, ghi lại những địa chỉ bán bánh mì được cho là ngon nhất Hội An, hay nói đúng hơn là ngon nhất Việt Nam và trên thế giới.

CNN săn lùng chiếc bánh mì ngon nhất việt nam

“Nếu chỉ có một thứ để ăn ở Hội An, thì phải là bánh mì”

Bánh mì là món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích, thể hiện nét văn hóa riêng của người Việt. Nó là sự kết hợp của bánh mì Pháp baguette (do người Pháp mang đến Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX), một chút pate lợn, thịt xá xíu, thịt hamburger Mỹ, mayonnaise và một hỗn hợp của các loại lá thảo mộc Việt Nam và nước sốt ớt.

Để thực hiện bài viết tác giả đã có hành trình đi quanh khu Phố Cổ Hội An, ở miền trung Việt Nam cùng đầu bếp Huỳnh Hữu Phước – người đã mở rất nhiều lớp học nấu ăn nhằm tôn vinh văn hóa ẩm thực đường phố tại Hội An.

Anh đánh giá: “Nếu chỉ có một thứ để ăn ở Hội An, thì phải là bánh mì. Chúng tôi có bánh mì ngon nhất trên thế giới. Ăn uống thực sự là một phần văn hóa gắn bó mật thiết với cuộc sống của chúng tôi, điều đó đã trở thành nét riêng chứa đựng niềm đam mê và yêu thích. Ở Hội An, chúng tôi có thể ăn bánh mì cả ngày. Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, ăn nhanh… không có khoảng thời gian nào là ngoại lệ”.

Muốn tìm nơi ăn bánh mì ngon nhất Hội An, cần phải đi ra ngoài khu Phố Cổ. “Nếu muốn xem và ăn những món ngon thứ thiệt cần phải đi đến Zone B. Đó là nơi lột tả một cách chân thực nhất cuộc sống của người dân địa phương.

> Bánh mì Long Hội – Đặc sản Hội An giữa lòng Hà Nội

Phi Bánh mì

Đây là nhà hàng được bày bán ngoài trời với những chiếc ghế nhựa màu đỏ và bàn thép không gỉ. “Bánh mì ở đây được tạo ra bởi đầu bếp Đỗ Văn Phi, đã từng làm việc tại nhà hàng khá nổi tiếng ở Hội An- Nam Hải (nay là Four Seasons Nam Hải) và có rất nhiều kiến ​​thức về nhà bếp chuyên nghiệp.

Phi bánh mì

Mỗi chiếc bánh mì ở đây chỉ cần chuẩn bị trong một vài giây, với rất nhiều loại rau gia vị Việt như: rau mùi, bạc hà, hành lá, húng quế và một chút tương ớt tự làm. Điều khiến bánh mì ở đây trở nên đặc biệt là thịt ba chỉ lợn nướng. “Phần ngon nhất của lợn là thịt ba rọi, nhưng mỗi con lợn có chất lượng khác nhau. Một con lợn tầm cỡ trung bình sẽ cho thịt ngon hơn”. Anh Phi đi đến chợ Trung tâm mỗi sáng để thu thập nguyên liệu tươi từ các nhà cung cấp tốt nhất với những miếng thịt ba chỉ ngon nhất.

Bánh mì Madam Khanh

Điều hành nhà hàng nổi tiếng khắp Hội An, Madam Khanh được mệnh danh là Nữ hoàng Bánh Mì. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Lộc. Bà đã thành lập công ty kinh doanh bánh mì của mình vào năm 1975 và điều hành nó trong gần 45 năm – tương đương nửa cuộc đời. Mặc dù hiện tại, cửa hàng chủ yếu do con gái tiếp quản nhưng bà vẫn thường xuất hiện vào buổi sáng để giúp đỡ mọi người. “Bánh mì của Madam Khanh thực sự rất ngon, nhân mỗi chiếc bánh bao gồm các loại lá tươi và nước sốt tự chế. Bà cũng làm pate từ gan lợn trộn với hành lá nghiền nát, sả, tiêu, muối, và bột ngọt.

bánh mì Madam Khanh

Kể từ khi được tiếp quản bởi thế hệ thứ hai, những chiếc bánh mì đã trở nên hiện đại hơn, được điều chỉnh phù hợp với những du khách nước ngoài. Gần đây, cửa hàng cũng giới thiệu thực đơn phong phú hơn – bao gồm ăn chay, thịt bò và bánh mì cá – ăn kèm với nước sốt ngọt và thêm món trứng tráng bên trong.

Madam Khanh the bánh mì queen

Anh Huỳnh chia sẻ: “Món trứng tráng không phải là hương vị truyền thống trong bánh mì. Chúng tôi chưa bao giờ làm điều đó trong quá khứ, nhưng đây là ý tưởng mới và mọi người thực sự thích nó. Nó giống như món bánh mì kiểu Mỹ. Nhưng nó ngọt và ít cay hơn món truyền thống.”

La Banh mi Sài Gòn

Nằm ở phía tây Hội An, La Banh Mi Sài Gòn Hội An là điểm dừng đem lại nhiều kỉ niệm thời thơ ấu cho Huỳnh. Anh thường đến đây vào sáng sớm cuối tuần để ăn bánh mì.

La banh mi Sài Gòn

Bà Lê Thị Nghĩa, sinh ra tại TP. HCM, chủ sở hữu của La Banh Mi Sài Gòn đến Hội An cách đây 20 năm. Bà nhanh chóng thiết lập gian hàng bánh mì bên lề đường, trong ngách nhỏ, được cư dân Hội An yêu thích. Sau đó, một cửa hàng nữa được mở do con gái bà làm chủ.

“Bánh mì của La Banhmi Sài Gòn có hương vị hơi khác biệt giống với hương vị đặc trưng của miền Nam. Cô chủ sử dụng thịt lợn nướng béo ngậy cùng với ớt xanh thay vì thịt xá xíu. Cô cũng sử dụng trứng, dầu và sữa chua để tạo vị chua cho sốt. Nhưng thành phần đáng nhớ nhất của bánh mì Sài Gòn là pate. Ở bên phải cửa hàng, pate được đốt bằng lò củi để ngọn lửa liếm quanh những miếng gan lợn tươi. “Đây là cách chính xác để nấu pate chậm rãi. Sau khi chín, pate để cháy một chút. Sau đó, đốt thêm một lần nữa, để làm cho hương vị mạnh mẽ hơn. Không cần quá vội vàng. Họ để cho nó được chín một cách từ từ.”

La bánh mì

Công thức nấu ăn này là từ miền Nam, chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ văn hóa Khmer (Campuchia). Họ ăn nhiều đường cọ nên thích nêm đường trong quá trình nấu, vì vậy thức ăn có xu hướng hơi ngọt hơn.”

Bánh mì Phượng

Bánh Mì Phượng nằm ở vị trí đắc địa trên đường phố chính ở Hội An, bán khoảng 3.000-4.000 chiếc bánh mì mỗi ngày. “Bảy năm trước, Anthony Michael Bourdain là đầu bếp, tác giả, nhà làm phim tài liệu du lịch, và nhân vật truyền hình. Ông cũng là nhân vật chính trong các chương trình tập trung vào mục tiêu khám phá văn hóa, ẩm thực quốc tế và thân phận con người đã đến ăn bánh mì ở đây và đưa hình ảnh của chiếc bánh mì này giới thiệu ra cộng đồng quốc tế. Sau đó, bánh mì Phượng đã nhận được rất nhiều sự chú ý và trở nên nổi tiếng.”

Bánh mì Phượng

Cửa hàng bánh mì này bắt đầu bởi cha mẹ của Madam Phượng, mở cửa khoảng 55 năm trước. Họ quản lý nó trong khoảng 25 năm, trước khi chuyển giao cho con gái cả.

Madam Phượng lúc ấy đang làm giáo viên. Nhưng bạn trai của cô là Đặng Ngọc Châu – một cựu cảnh sát rất khao khát với việc mở cửa hàng bánh mì. Ông đã trở thành trung tâm của nhà bếp và sáng tạo ra nhiều công thức nấu ăn. “Vào thời điểm đó, đối với một người đàn ông trẻ tuổi để lại một công việc ổn định và bắt đầu làm việc trong nhà bếp thì quả thực là một anh hùng trong tình yêu.”

Ổ bánh mì ngon nhất

Sau khi lấy được cảm tình từ những người dân địa phương, cặp đôi này đã chuyển nhà hàng đến con phố ẩm thực nổi tiếng nhất của Hội An.

“Điều quan trọng nhất khi ăn bánh mì là nó phải tươi – giòn bên ngoài, mềm mại bên trong. Việc chọn vị trí cửa hàng cũng rất thông minh. Bây giờ họ có một dòng bánh mì baguettes tươi đều đặn.”

Đối với khẩu vị? Cửa hàng phục vụ thực đơn lớn nhất với tất cả mọi món từ bánh mì chay đến thịt xông khói và thịt bò. Trong phiên bản truyền thống, bánh mì baguette tạo ra sự bùng nổ với các thực phẩm tươi, chẳng hạn như thịt lợn nướng, ớt cay, các loại lá thảo mộc tươi và mayonnaise yolky. Người chồng thực sự là bộ não trong bếp. Ông ấy có tất cả các công thức nấu ăn, xuất hiện lúc 4:30 sáng để bắt đầu chuẩn bị mỗi ngày.

Bánh Mì Lạnh

Bánh mì lạnh nằm trong gian hàng nhỏ gần Chùa Nam Quang Tử ở phía đông bắc Hội An. Tồn tại đã được khoảng 30 năm của bà Khưu Thị Lãnh, người chế biến ra những chiếc bánh mì nóng hổi cực nhanh với tốc độ cực nhanh dưới bóng của chiếc mái tôn.

Bánh mì Lạnh

Anh Huỳnh nói: “Hương vị này mới là đặc trưng nhất ở Hội An. Họ sử dụng bánh mì giống như bánh của bà Phượng và tự chế, nướng theo cách truyền thống với sả và hành lá xốt.”

Bánh mì lạnh Hội An

Bánh mì baguette không phải là quá ngọt, cũng không quá mặn, và bánh mì có vị rất tươi mát. Miếng bánh mì đầu tiên không thực sự quá ngon, nhưng miếng bánh thứ hai thì vị giác rung lên hồi chuông reo mừng. Đó là khi bạn bắt đầu cảm nhận được tất cả các mùi vị.

Source: CNN, Sống Mới

Bài viết liên quan
Xem tất cả