Thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng mới nhất 2023

Cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

Giấy phép phòng cháy chữa cháy nhà hàng là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện PCCC theo quy định của pháp luật. Đây là giấy phép con phổ biến được quy định về giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, hạn chế thấp nhất những rủi ro cháy nổ trong nhà hàng quán ăn. Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC) giúp cho nhà hàng bạn tránh khỏi vi phạm của pháp luật. Trong bài viết ngày hôm nay, MISA CukCuk sẻ thông tin về thủ tục xin giấy phép PCCC, chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy khi kinh doanh nhà hàng. 

I. Giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng là gì? 

Phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật. Có liên quan tới việc loại trừ; hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ; hỏa hoạn; đồng thời nhanh chóng dập tắt khi đám cháy xảy ra; ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản.

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (PCCC) hay còn được gọi với tên gọi khác là giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy PCCC. Đây là một loại tài liệu pháp lý chứng minh nhà hàng đã đủ điều kiện pháp lý chữa cháy theo yêu cầu của pháp luật. 

Khi kinh doanh nhà hàng, đặc biệt khu vực bếp sẽ sử dụng nhiều đến gas, lửa rủi ro cháy nổ. Do đó nhà hàng cần đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy đầy đủ. Hạn chế tối đa những nguy cơ xấu có thể xảy ra như cháy, nổ. Ngoài ra, nên trang bị kỹ năng cho nhân viên nhà hàng, đảm bảo an toàn và biết cách xử lý nếu có sự cố xảy ra.

Giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng

1.1. Những đối tượng đủ yêu cầu cấp phép PCCC

Những đối tượng sau buộc yêu cầu cấp phép phòng cháy chữa cháy:

  • Những dự án cải tạo đô thị, dự án quy hoạch xây dựng đô thị mới, những khu dân cư, khu công nghệ cao, khu chế xuất.
  • Các học viện, các trường ĐH, Cao đẳng, các trường dạy nghề, trường THCS và trường Phổ thông,…
  • Các cơ sở y tế, khu khám chữa bệnh có quy mô từ 21 giường bệnh trở lên.
  • Trung tâm văn hóa, nhà hát, hội nghị lớn, các rạp chiếu phim, rạp xiếc lớn, nhà thi đấu, sân vận vận động, các công trình công cộng.
  • Khu di tích, bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa từ cấp tỉnh trở lên.
  • Các khu chợ, siêu thị lớn nhỏ, trung tâm thương mại.
  • Các cảng như cảng hàng không, cảng đường thủy, nhà ga, cảng biển.
  • Nhà chung cư lớn, cao từ 5 tầng, khách sạn, nhà nghỉ,… 
  • Những trụ sở cơ quan hành chính của nhà nước, trụ sở làm việc của các đơn vị có chuyên môn, doanh nghiệp lớn.
  • Các hầm đường, tàu điện ngầm, hầm đường bộ, đường sắt, ga ô tô,…
  • Kho chứa vũ khí, chứa các công cụ hỗ trợ; các công trình xuất nhập khẩu, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ,…
  • Các nhà máy phát điện, trạm biến áp có công suất điện từ 110KV trở lên
  • Các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu, bảo dưỡng các đường bay.
  • Các công trình an ninh quốc phòng có nguy hiểm về cháy nổ hoặc được yêu cầu bảo vệ bảo mật.  

1.2. Tại sao kinh doanh nhà hàng cần phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy? 

Việc cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng là điều kiện bắt buộc. Theo quy định của Pháp luật tại Luật Phòng cháy chữa cháy vào năm 2001, có sửa đổi bổ sung vào năm 2003, nhà hàng có thể được coi như là một cơ sở. Cơ sở chính là từ để gọi chung nhất cho những xí nghiệp, trụ sở làm việc, rạp hát, nhà hàng, trung tâm hoạt động thương mại, những doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác nữa.

Theo quy định tại Điều 20 của Luật PCCC thì nhà hàng được quy định và bố trí trên một phạm vi hẹp cụ thể, nhất định có đội ngũ quản lý, hoạt động vì thế nên nhà hàng khi kinh doanh phải đảm bảo những yêu cầu sau về an toàn PCCC:

  • Mỗi nhà hàng phải có quy định, nội quy cụ thể về an toàn trong phòng cháy và chữa cháy.
  • Phải luôn trang bị đầy đủ những biện pháp về PCCC.
  • Có đầy đủ hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với quy định của pháp luật và tính chất hoạt động của cơ sở.
  • Luôn trang bị những lực lượng, phương tiện và các điều kiện yêu cầu khác để đáp ứng đủ yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.
  • Luôn có phương án dự trù khi có đám cháy xảy ra, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản. 
  • Luôn có hồ sơ theo dõi, quản lý theo từng tháng từng năm. 

Việc có giấy phép PCCC là điều cực kỳ quan trọng, vì thế chủ nhà hàng khi mới mở nhà hàng buộc phải nắm rõ được những thủ tục tục và yêu cầu cơ bản để làm thủ tục cấp giấy phép PCCC thành công nhé.  

II. Thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng

2.1. Hồ sơ cấp giấy phép

Theo quy định của Pháp luật tại mục IV theo nghị định số 79/2014, những hồ sơ mà nhà hàng cần phải chuẩn bị bao gồm:

  • Một mẫu văn bản đề nghị chính quyền địa phương xem xét, cho phép về giải pháp phòng cháy chữa cháy của chủ nhà hàng/chủ đầu tư (nếu nhà hàng của bạn buộc phải ủy quyền cho một đơn vị khác, thì bạn bắt buộc phải đính kèm theo văn bản).
  • Một bản sao công chứng có thẩm quyền văn bản cho phép đầu tư.
  • Một bản dự thảo tổng số mức đầu tư từ dự án, công trình.
  • Một bản vẽ đầy đủ và bản thuyết minh về thiết kế cơ sở để thể hiện những nội dung đảm bảo yêu cầu về luật phòng cháy chữa cháy.

Trên đây là những giấy tờ cơ bản để bạn có thể tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận PCCC. 

2.2. Trình tự cấp giấy phép

Chủ nhà hàng sau khi đã chuẩn bị hết tất cả những hồ sơ cần thiết, họ sẽ tiến hành nộp hồ sơ lên chính quyền địa phương và xin Giấy chứng nhận để đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy cho nhà hàng.

  • Bước 1. Tiến hành nộp hồ sơ lên cho Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Công an tỉnh hoặc thành phố. Chủ nhà hàng có thể nộp qua hai cách:

Một là nộp hồ sơ trực tiếp lên Văn phòng.

Hai là gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ cho sẵn.

  • Bước 2: Sau khi đã nhận hồ sơ của bạn, cơ quan sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ cho bạn.
  • Bước 3: Khi trải qua từng giai đoạn thẩm quyết và thẩm duyệt hồ sơ.

Theo Nghị định 79/2014 thời hạn duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ sẽ không quá 5- 10 ngày.

III. Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng

3.1. Cơ quan nào cấp giấy phép PCCC? 

Theo quy định tại khoản 5 điều 7 của thông tư 66/2014/TT-BCA cơ quan đủ thẩm quyền cấp phép phòng cháy chữa cháy là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh trở lên. Chủ nhà hàng nên lưu ý tìm hiểu kĩ cơ quan cấp phép để tránh gặp phải trường hợp bị trả hồ sơ hoặc quá trình làm hồ sơ bị kéo dài. 

3.2. Chi phí khi xin giấy phép PCCC

Thủ tục xin giấy phép PCCC là một thủ tục hành chính được quy định rõ ràng tại các khoản luật theo quy định của Pháp luật, nên chủ nhà hàng khi tiến hành làm thủ tục này chắc chắn sẽ mất một khoản phí nhỏ. Mức phí sẽ tùy theo quy mô, cũng như thiết kế của nhà hàng mà có chi phí dao động cho việc hoàn thành hồ sơ cấp giấy phép PCCC là từ 500.000 đồng cho tới 2.000.000 đồng với mỗi dự án.

3.3. Sẽ ra sao nếu nhà hàng không có giấy phép PCCC? 

Khi nhà hàng bạn không có giấy phép PCCC sẽ bị xem là vi phạm vào quy định của Pháp luật, thêm vào đó nhà hàng sẽ bị xử phạt về vi phạm hành chính cụ thể như sau:

  • Mức phạt sẽ giao động từ 15.000.000 đồng cho tới 25.000.000 đồng với những hành vi tổ chức thi công, công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC khi chưa có chứng nhận nhận thẩm duyệt. 
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với những hành vi đưa những công trình khi sử dụng mà chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC. 

Khi nhà hàng, quán ăn của bạn không có giấy phép PCCC sẽ bị xem là vi phạm quy định Pháp luật, sẽ bị xử phạt về vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:

IV. Kết luận

MISA CukCuk đã giới thiệu với các chủ nhà hàng về thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng, quán ăn. Hy vọng chủ nhà hàng, quán ăn có thể có được hồ sơ chuẩn xác, chi tiết để có thể được giải quyết hồ sơ nhanh chóng và đạt tiêu chuẩn. Việc cấp giấy để nhà hàng có thể đảm bảo tính pháp lý của mình trong việc kinh doanh được thuận lợi. 

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

 

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống…
17/04/2024
Thủ tục đăng ký hoá đơn điện tử trên thiết…
17/04/2024
Tại sao phải xuất hoá đơn điện tử trên máy…
17/04/2024
Những quy định về hóa đơn điện tử hộ kinh…
17/04/2024
4 cách quản lý nhà hàng nhiều chi nhánh chuyên…
27/03/2024