Quick Service là gì? Những lưu ý khi kinh doanh loại hình QSRs (Quick-Service Restaurants)

Kinh doanh nhà hàng Quick Services

Quick Service là một thuật ngữ trong ngành F&B, có thể hiểu đơn giản là hình thức phục vụ đồ ăn nhanh. Đây cũng là một mô hình được phần đông khách hàng hiện đại yêu thích nên nhiều quán cafe, nhà hàng, quán ăn lựa chọn phát triển. Nếu như bạn đang có ý định kinh doanh F&B, đừng bỏ qua bài viết sau để hiểu rõ hơn hình thức phục vụ nhanh này là gì và những lưu ý khi kinh doanh loại hình phục vụ này.  

I. Quick Service là gì? Phân biệt Quick Service với Counter Service

Quick Service là hình thức kinh doanh cực kỳ thịnh hành trong thời gian gần đây, được áp dụng tại nhiều quán ăn nhanh ở Việt Nam như KFC, Jollibee, McDonald’s hay những quán cafe như Starbucks, Highland, Phúc Long,… 

Khi đến nhà hàng, quán ăn Quick Service bạn chỉ cần đi thẳng đến quầy bán hàng sau đó tiến hành đặt hàng, order tại quầy, thanh toán, nhận thẻ rung hoặc số chờ, khi món hoàn thiện xong thì sẽ mang hóa đơn đến quầy lấy. Nhân viên sẽ dọn dẹp khi khách ăn hoặc uống xong.

Hình thức phục vụ này đòi hỏi tính tốc độ, cần nhanh. Tiết kiệm thời gian của khách hàng và mang tới trải nghiệm tốt. 

Quick Services là gì

Quick Service thường được phân biệt cùng với Counter Service.

  • Quick Service chủ yếu là hình thức phục vụ đồ ăn nhanh, các món ăn thường gọn lẹ và giá cả thì khá phải chăng. Mô hình này phân bố khắp nơi trên toàn thế giới, phổ biến rộng rãi với rất nhiều những hình thức từ nhà hàng, quán cafe, quán ăn…
  • Counter Service hay còn gọi là Self Service nghĩa là khách hàng sẽ tự phục vụ 100%, khách hàng sẽ tự xếp hàng, lấy đồ ăn, tự phục vụ và tự dọn dẹp sau khi ăn.
  • Nếu ở Quick Service khách hàng sẽ tự phục vụ khoảng 50%, thì tại Counter Service khách hàng sẽ tự phục vụ khoảng 80-90%.

Trên đây là cách đơn giản nhất để bạn có thể phân biệt hai hình thức phục vụ này. 

II. 6 lưu ý để kinh doanh nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh QSRs (quick-service restaurants) thành công

2.1. Lập kế hoạch kinh doanh

Việc lập một kế hoạch kinh doanh cơ bản, đầy đủ sẽ là tiền đề quan trọng và tiên quyết nhất cho việc phát triển của nhà hàng. Đây là điều tối thiểu mà bất kì một hãng đồ ăn nào khi bắt đầu hoạt động cũng phải có. Chủ nhà hàng hãy nhớ rằng, một bản kế hoạch kinh doanh đúng sẽ dẫn dắt nhà hàng của bạn đi đúng hướng và thậm chí là có thể phòng tránh trước những rủi ro có thể xảy ra.  

2.2. Nghiên cứu thị trường kinh doanh, xác định khách hàng mục tiêu nhà hàng

Kinh doanh hình thức phục vụ nhanh này tuy phổ biến và đem lại lợi nhuận cao, nhưng nó không phải lúc nào cũng có thể thành công ở bất kỳ nơi nào. Chúng ta có thể thấy một ví dụ đơn giản như hãng gà rán KFC, tại thị trường Mỹ hay thị trường Đông Nam Á như ở Singapore, Indonesia, KFC đã vô cùng thành công và đem lại lợi nhuận khổng lồ.

Nhưng khi đến với Việt Nam, hãng gà rán này lại thất bại. Việc thất bại này có nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thị trường ở Việt Nam. Những món ăn đường phố Việt Nam vô cùng ngon và giá cả lại rẻ gấp 2, gấp 3 lần so với một suất ăn ở KFC.

Một điều nữa là sự đa dạng của đồ ăn đường phố ở Việt Nam sẽ khiến người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn là gà rán KFC. Vì điều đó, khi kinh doanh loại hình này, bạn phải thực sự chú tâm và nghiên cứu thật kỹ xem thử khách hàng của mình cần gì, thị hiếu của họ ra sao?

Ngoài ra việc xác định khách hàng mục tiêu cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ví dụ như những món ăn của nhà hàng bạn làm ra chủ yếu để phục vụ cho giới trẻ hay cho đối tượng người già,… Việc xác định được khách hàng mục tiêu sẽ giúp cho nhà hàng dễ dàng phân vùng và chú trọng hơn vào việc xây dựng nhóm khách hàng bền vững.  

Khách hàng mục tiêu của Quick Services Restaurant

2.3. Xây dựng menu QSRs phù hợp  

Menu là yếu tố cực kỳ quan trọng của cửa hàng phục vụ nhanh. Menu tuy bé nhỏ và tưởng chừng như không đem lại lợi ích gì to lớn, tuy nhiên đây lại là thứ đầu tiên khách hàng quan tâm khi tới quán.

Vì thế nên khi thiết kế menu cho quán ăn, đặc biệt với hình thức kinh doanh này, thì bạn càng phải chú trọng vào mặt hình thức. Menu hình thức này khác với những menu của hình thức phục vụ tại bàn. Menu phục vụ tại bàn có thể đóng thành cuốn hoặc có nhiều trang.

Menu nhà hàng Quick Service nên triển khai trong một trang. Chủ quán cần chia ra những món chính, món phụ, đồ nước,… ngoài ra nên bán theo combo bao gồm đồ ăn chính, đồ ăn phụ và nước trong menu. Điều này sẽ làm thu hút khách hàng hơn và nhà hàng bạn cũng bán được nhiều loại đồ ăn, đồ uống kèm hơn nữa để tạo lợi nhuận cao.

Tham khảo:

2.4. Tập trung vào những kế hoạch marketing cho nhà hàng

Ngoài chất lượng món ăn, chất lượng phục vụ thì chiến lược marketing sang tạo cũng là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng. Ví dụ như hãng gà rán KFC, mỗi tuần họ đều tung ra thị trường những combo khuyến mãi cực kì ưu đãi. Ngoài ra họ còn có thêm những hoạt động PR hàng tháng phổ biến vô cùng rộng rãi.

Việc đầu tư marketing chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc, tuy nhiên một khi chiến dịch marketing thành công thì nhà hàng của bạn sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Đừng bỏ qua: 

2.5. Tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng để gia tăng doanh thu

Thu hút khách hàng mới đã khó, giữ chân khách hàng đó thành khách hàng trung thành lại càng khó hơn. Do đó bên cạnh việc không ngừng đổi mới, phát triển các món ăn của nhà hàng thì việc chăm sóc, quan tâm khách hàng cũng là điều vô cùng quan trọng.

Tỉ lệ cạnh tranh hiện nay của những cửa hàng đồ ăn nhanh là cực kì khốc liệt. Khi mới mở nhà hàng, bạn nên vạch ra từ đầu những điều nên làm để chăm sóc khách hàng tốt nhất. Chủ nhà hàng nên training nhân viên của mình thật kĩ càng. Ngoài ra khi khách hàng góp ý bạn nên lắng nghe một cách tích cực và thể hiện sự cầu tiến trong thay đổi nhà hàng.

* Tham khảo mẫu quy trình chăm sóc khách hàng cơ bản

Quy trình chăm sóc khách hàng gián tiếp: 

  • Bước 1 : Liên hệ với khách hàng
  • Bước 2: Lưu lại những phản hồi của khách hàng về dịch vụ.
  • Bước 3: Giải quyết những vấn đề, thắc mắc đến từ phía khách hàng.
  • Bươc 4: Thông báo lại kết quả cho khách hàng.
  • Bước 5: Cảm ơn khách hàng, đưa ra những món quà tri ân hoặc chương trình ưu đãi.

Quy trình chăm sóc khách hàng trực tiếp: 

  • Bước 1: Mở cửa và luôn mỉm cười với khách hàng khi đến cửa hàng
  • Bước 2: Tư vấn, giải đáp những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm
  • Bước 3: Cảm ơn và mở cửa giúp khách khách hàng khi tiễn khách ra về

Chi tiết quy trình chăm sóc khách hàng F&B chuyên nghiệp TẠI ĐÂY.

2.6. Đầu tư phần mềm và thiết bị bán hàng đồ ăn nhanh 

Đồ ăn nhanh thì phải thật “nhanh” dĩ nhiên với những cách phục vụ truyền thống thì bạn không thể đáp ứng được yêu cầu đó. Đầu tư những thiết bị hiện đại sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được đáng kể thời gian, hơn thế nữa nó còn khiến cho khách hàng hài lòng nữa ví dụ như máy in phiếu chế biến cho bếp, bar, chuông gọi phục vụ nhà hàng, tablet/pos mini cầm tay nhận order…

Thiết bị bán hàng

Đồng thời sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng sẽ giúp thanh toán dễ dàng, nhanh chóng và kiểm soát mọi hoạt động trong nhà hàng của mình. Điều đó mang lại cho nhà hàng được vận hành trơn tru, ít sai sót và đặc biệt không thất thoát nguồn vốn.

Chủ nhà hàng hãy đầu tư máy móc thiết bị ngay từ thời gian đầu mới đi vào hoạt động. nên tham khảo và hỏi ý kiến những người trong ngành để lựa chọn hợp lý những dụng cụ, phần mềm phù hợp. 

III. Những câu hỏi thường gặp khi mở nhà hàng phục vụ nhanh

3.1. Chi phí khi mở nhà hàng phục vụ nhanh như thế nào? 

Chi phí ở đây phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như: quy mô của nhà hàng bạn, bạn sẽ mở cửa hàng ngay từ đầu hay nhận sang nhượng từ một cửa hàng trước đó. Tuy nhiên bạn cũng vẫn nên chuẩn bị những nguồn chi cố định như: tiền thuê mặt bằng, tiền mua thiết bị, đồ dùng cho nhà hàng, tiền thuê nhân viên, tiền mua nguyên nhiên vật liệu,… Chi phí mở một nhà hàng ăn nhanh quy mô nhỏ và vừa sẽ rơi khoảng 300.000đ – 500.000đ 

Bạn có thể tiết kiệm các chi phí thiết kế không gian quán, chi phí nội thất,… vì phục vụ đồ ăn ở đây là nhanh chóng nên khách cũng thường mang về hoặc dùng đồ nhanh. 

3.2. Nhà hàng phục vụ nhanh nên hướng tới đối tượng nào?

Đối tượng mà nhà hàng hướng đến phụ thuộc chủ yếu vào mục đích của nhà hàng bạn. Tuy nhiên, chủ quán hãy hướng nhiều tới đối tượng giới trẻ hoặc khách đi theo gia đình. Vì những đối tượng này có mức tiêu thụ lớn, ngoài ra khả năng quay lại cũng lớn hơn.

Ngoài ra những nhóm đối tượng cộng sở sẽ là tệp khách hàng tiềm năng bạn nên hướng tới vì họ là những người bận rộn và nuôi vội vã nên họ có xu hướng đến nhà hàng bạn nhiều hơn. Bạn hãy cân nhắc kỹ nhóm đối tượng khách hàng mình hướng tới để đưa ra chiến lược cụ thể, hiệu quả hơn.

IV. Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về Quick Service cũng như những bí quyết để có thể kinh doanh cửa hàng đồ ăn nhanh thành công. Bạn hãy lập kế hoạch thật rõ ràng, tìm hiểu thật chi tiết thị trường và thị hiếu của khách hàng để có được hướng đi đúng đắn cho nhà hàng. 

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

 

Bài viết liên quan
Xem tất cả