Biến lượng thức ăn dư thừa sau khi chế biến cho khách hàng trở thành lợi nhuận, tránh lãng phí tại sao không? Đặt một môi trường hoàn hảo, thức ăn được bày “vừa đủ” trên các đĩa thức ăn cho thực khách. Tuy nhiên, sự thật lại chỉ ra rằng, quán của bạn đã mất tiền ngay từ những khâu chế biến đầu tiên. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ hạn chế lượng thức ăn thừa cũng như biến chúng thành lợi nhuận.
1. Khảo sát khách hàng
Quan sát đĩa của thực khách sau khi họ ăn xong để biết được lượng thức ăn trên đĩa có “quá tải” so với mức ăn thông thường hay không. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp khách hàng thấy họa tiết trang trí bị rườm rà, họ không sử dụng. Điều đó cũng giúp cho việc bạn cân nhắc lại việc trang trí có thực sự cần thiết. Dựa vào đó để điều chỉnh lượng ăn của món để tiết kiệm được chi phí nhiều hơn
2. Báo cáo từ nguyên vật liệu
Đây là một trong những bước đầu tiên khi xây dựng thực đơn với giá bán. Nếu bạn không thể quản lý được bằng việc ghi chép tay, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm quản lý kho quỹ nguyên vật liệu để làm tường mình việc nhân viên của bạn sử dụng nguyên vật liệu như thế nào. Nên có một bảng thống kê số lượng nguyên liệu trong kho với giá cả nhập vào. Lên kế hoạch nhập hàng với chi phí hạn chế những thực phẩm trái mùa, đắt đỏ. Với công cụ quản lý hiện nay, thống kê giúp bạn lượng nguyên vật liệu trong những tháng trước, số lượng hạn dùng để có kế hoạch nhập hàng hợp lý nhất.
3. Luân chuyển hợp lý
Hãy định hướng khách hàng của mình với những chương trình ưu đãi dành cho những nhóm thực phẩm còn quá nhiều trong khi kho quá tải. Cũng có thể là những món ăn tặng kèm hoặc gợi ý trong những món mới. Một số khác ghép chúng vào menu, combo vừa gia tăng lợi nhuận vừa đảm bảo được nhóm thực phẩm trong kho được chế biến. Một số trái cây có thể thêm vào khẩu phần salad, hoặc kết hợp trong các món hoa quả trộn, chè…
4. Tận dụng trong quá trình chế biến
Những nguyên vật liệu có thể tận dụng như rau củ, bột mì, hoặc các loại thịt. Bạn có thể nhận thấy các nhà hàng, khách sạn thường xuyên tận dụng bánh mì còn thừa làm bột chiên xù cho những món chiên rán. Do bột mỳ làm tăng độ giòn, xốp của món ăn. Nhà hàng khác tận dụng nguồn thịt bò, lợn để để chế biến thành pate, phục vụ cạnh món khác. Cách thức khác, phơi khô hoa quả, trái cây là để làm bột gia vị, sau khi đã sấy khô. Từ đó nghiền chúng thành bột xay để tăng thêm gia vị cho món ăn, tránh được lãng phí.