600 triệu Kinh Doanh Nhà Hàng Hải sản, thu hồi vốn sau hơn 1 năm

Khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng hải sản

Trong bối cảnh nhu cầu thưởng thức ẩm thực ngày càng cao, kinh doanh nhà hàng hải sản đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng và hấp dẫn. Tuy nhiên, không ít cảnh hàng quán “sớm nở tối tàn”, mở được chưa chắc đã quản được. Kinh doanh nhà hàng hiệu quả hay không còn do việc lựa chọn địa điểm, mặt bằng, chế biến món ăn cũng như cách thức phục vụ. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm quý báu để biến ý tưởng kinh doanh nhà hàng hải sản thành hiện thực.

1. Đánh giá tiềm năng khi mở nhà hàng hải sản

Kinh doanh nhà hàng hải sản ở Việt Nam có tiềm năng lớn nhờ vào nhu cầu tiêu thụ hải sản ngày càng tăng cao. Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống trong 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt 543,0 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Chứng minh nhu cầu tiêu thụ trong ngành dịch vụ ăn uống đang tăng mạnh.

Trong năm 2024, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2023. Hải sản Việt Nam không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn có tiềm năng xuất khẩu lớn.

Năm 2024, cả nước có hơn 233,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với năm 2023. Trong đó, kinh doanh mở nhà hàng chiếm tỷ lệ đáng kể cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B.

món ăn trong nhà hàng hải sản

Nhà hàng hải sản thường có mức giá bán cao hơn so với các loại hình nhà hàng khác do chi phí nguyên liệu và vận chuyển. Tuy nhiên, lợi nhuận thu về cũng rất hấp dẫn vì món ăn có giá trị cao.

Với những tiềm năng và lợi thế này, việc đầu tư mở nhà hàng hải sản ở Việt Nam là một lựa chọn hấp dẫn.

MISA AMIS
Quản lý vận hành nhà hàng hải sản dễ dàng hơn với MISA CukCukDÙNG THỬ NGAY

2. Mở nhà hàng kinh doanh hải sản cần bao nhiêu vốn? 

Mở nhà hàng kinh doanh hải sản cần bao nhiêu vốn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô, địa điểm, mô hình kinh doanh, chất lượng dịch vụ và đối tượng khách hàng. Dưới đây là một số khoản chi phí tham khảo:

Chi phí thuê mặt bằng
  • Nhà hàng nhỏ (20-30 chỗ): 10-30 triệu VNĐ/tháng.
  • Nhà hàng tầm trung (50-70 chỗ): 30-70 triệu VNĐ/tháng.
  • Nhà hàng lớn (trên 100 chỗ): 70-150 triệu VNĐ/tháng.
  • Cọc mặt bằng (3-6 tháng): 50-500 triệu VNĐ tùy địa điểm.
Trang trí và thiết kế
  • Chi phí thiết kế, trang trí nội thất: 100-300 triệu VNĐ cho nhà hàng nhỏ, có thể lên đến 1 tỷ VNĐ nếu nhà hàng lớn.
  • Trang bị bếp và khu chế biến: 50-300 triệu VNĐ, bao gồm bếp, tủ đông, tủ lạnh và các thiết bị nấu nướng.
Nguyên liệu đầu vào
  • Mua sắm nguyên liệu hải sản: 50-200 triệu VNĐ ban đầu.
  • Cần duy trì nguồn hàng tươi sống, có thể đầu tư thêm cho bể chứa, máy sục khí oxy (10-50 triệu VNĐ).
Nhân sự
  • Đầu bếp: 10-20 triệu VNĐ/người/tháng.
  • Phục vụ: 5-10 triệu VNĐ/người/tháng.
  • Tổng chi phí nhân sự cho một nhà hàng nhỏ: 30-50 triệu VNĐ/tháng.
Marketing & quảng cáo
  • Khai trương: 20-50 triệu VNĐ cho sự kiện, quảng bá.
  • Marketing hàng tháng: 5-15 triệu VNĐ (tùy chiến lược và kênh).
Các chi phí khác
  • Đăng ký giấy phép kinh doanh, an toàn thực phẩm: 5-10 triệu VNĐ.
  • Hệ thống quản lý nhà hàng (phần mềm quản lý nhà hàng hải sản và thiết bị bán hàng): 5-30 triệu VNĐ.
  • Chi phí dự phòng: 10-30% tổng ngân sách (khoảng 50-200 triệu VNĐ).

Như vậy mở nhà hàng kinh doanh hải sản cần số vốn tối thiểu khoảng 300 – 500 triệu VNĐ cho quy mô nhỏ và có thể lên tới hàng tỷ đồng cho quy mô lớn hơn. Chi phí này bao gồm các hạng mục như thuê mặt bằng, đầu tư trang thiết bị, chi phí nhân viên và các chi phí khác như giấy phép kinh doanh và chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk cho nhà hàng hải sản

3. Chọn mô hình kinh doanh nhà hàng hải sản

Kinh doanh nhà hàng hải sản hiện nay có nhiều mô hình đa dạng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và mức độ đầu tư khác nhau.  Mỗi mô hình đều mang lại tiềm năng riêng, và sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào vốn đầu tư, địa điểm kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến.

Mô hình kinh doanh nhà hàng hải sản

  • Với những nhà hàng hải sản truyền thống: Sự lựa chọn phổ biến dành cho gia đình và khách hàng phổ thông, tập trung vào các món ăn chế biến quen thuộc như hấp, nướng, lẩu.
  • Nhà hàng hải sản cao cấp: Hướng đến phân khúc khách hàng thu nhập cao, với không gian sang trọng và các món ăn chế biến tinh tế như sashimi hay hải sản nhập khẩu.
  • Mô hình buffet hải sản và nhà hàng hải sản tự chọn (live seafood) tạo sự đa dạng và trải nghiệm mới mẻ, khi khách hàng có thể tự chọn món tại quầy hoặc từ bể chứa tươi sống.
  • Nhà hàng hải sản phong cách đường phố với ưu điểm là chi phí đầu tư thấp, dễ dàng thu hút khách hàng phổ thông, trong khi mô hình lẩu & nướng lại phù hợp với nhóm bạn trẻ và gia đình nhờ thực đơn phong phú.
  • Tại các khu vực ven biển, nhà hàng kết hợp dịch vụ du lịch mang đến trải nghiệm độc đáo với hải sản tươi sống đánh bắt trực tiếp.
  • Nhà hàng hải sản online là xu hướng hiện đại, tập trung vào giao hàng tận nơi, giúp tiết kiệm chi phí vận hành và mở rộng thị trường.

MISA AMIS
Quản lý vận hành nhà hàng hải sản dễ dàng hơn với MISA CukCukDÙNG THỬ NGAY

4. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh nhà hàng hải sản 

Kinh doanh trong ngành F&B nói chung và kinh doanh hải sản nói riêng, vấn đề địa điểm luôn là một trong những yếu tố kiên quyết hàng đầu quyết định sự thành bại của quán. Điều này vô cùng quan trọng khi không gian của bạn phải đủ rộng, đặc biệt là với khu vực chế biến cũng như phục vụ. Điều này cũng phải đảm bảo yếu tố nhân khẩu, nằm các khu vực gần trung tâm, đông dân cư.

mặt bằng nhà hàng hải sản

Vị trí kinh doanh nên tránh những nơi giao thông hay tắc nghẽn, hoặc đường một chiều, hoặc có giải phân cách. Khách hàng vô cùng ngại khi phải gửi xe ở khu vực xa quán ăn. Dô đó cần tìm một mặt bằng đủ cho khối lượng khách hàng mà bạn định phục vụ.

Vấn đề về đối thủ cạnh tranh cũng cần được quan tâm khi chọn lựa địa điểm phù hợp. Về ngân sách, phụ thuộc vào khu vực và quy mô, duy trì trong khoảng từ 20 – 30 triệu/tháng. 

Để giảm rủi ro chọn nhầm vị trí, tránh lãng phí tiền thuê mặt bằng không hiệu quả, bạn có thể sử dụng công cụ chấm điểm mặt bằng MIỄN PHÍ. Dựa trên một số tiêu chí cụ thể, công cụ sẽ đưa ra điểm số và nhận định về mặt bằng mở quán ốc. Trải nghiệm thử.

Công cụ chấm điểm mặt bằng

5. Hoàn thiện thủ tục pháp lý mở nhà hàng hải sản

Để mở một nhà hàng hải sản, bạn cần hoàn tất các thủ tục pháp lý theo đúng quy định pháp luật. Tùy thuộc vào quy mô và vốn đầu tư, bạn có thể chọn các loại hình kinh doanh như hộ kinh doanh cá thể, công ty TNHH, công ty cổ phần…

Hồ sơ chuẩn bị đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Đơn đăng ký kinh doanh (theo mẫu).
  • CMND/CCCD/hộ chiếu sao y công chứng của chủ sở hữu hoặc người đại diện pháp luật.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doan

Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương. Sau khoảng 3 – 5 ngày làm việc sẽ có kết quả. Lưu ý, tên nhà hàng của bạn không trùng lặp và phải phù hợp với quy định.

>> Hướng dẫn chi tiết đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhà hàng, quán ăn

Theo như pháp luật quy định, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là bắt buộc đối với những chủ nhà hàng kinh doanh thực phẩm. Chính vì thế, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chính là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp cho nhà hàng theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao).
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng khu vực nhà hàng (khu vực chế biến, lưu trữ, vệ sinh).
  • Giấy khám sức khỏe của nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm.
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng thực phẩm và bảo đảm vệ sinh.

Trình tự xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng

Nộp tại Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm hoặc cơ quan chức năng địa phương. Sau khoảng 10 – 15 ngày kể từ ngày hồ sơ được xác nhận, nếu bộ hồ sơ hợp lệ, các chủ nhà hàng, sản xuất kinh doanh sẽ được cấp giấy chứng nhận.

Trường hợp mẫu hồ sơ không hợp lệ hoặc các lý do khác nữa nhà hàng bị từ chối, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có câu trả lời cho nhà hàng bạn bằng văn bản. Trong văn bản đó có nêu rõ lý do đầy đủ để bạn biết. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận này là 3 năm.

>> Xem thêm về Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm 

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, bạn cần đăng ký mã số thuế tại cơ quan thuế địa phương. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế. Hoàn thành đầy đủ các thủ tục pháp lý không chỉ giúp bạn vận hành nhà hàng ổn định mà còn tránh được các rủi ro pháp lý về sau.

* Lưu ý: Nộp thuế đầy đủ theo quy định (thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp).  Dùng thử MISA CukCuk

6. Lựa chọn nguyên vật liệu và nhà cung cấp hải sản

Với địa điểm hút mắt, quảng cáo hấp dẫn chỉ có thể thu hút khách hàng đến với quán. Đồ ăn ngon là yếu tố quyết định khách hàng đó quay lại với nhà hàng hay không. Đặc biệt với một quán mới, thì ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng. Dù là người quen hay là khách hàng mới thưởng thức, dù quán của bạn có đẹp đến mấy, giá thành rẻ ra sao.

nguồn hải sản

6.1. Kinh nghiệm buôn bán, lựa chọn hải sản 

Nguồn bỏ mối hải sản cho nhà hàng: Kinh doanh nhà hàng hải sản muốn thành công thì nguyên vật liệu phải giữ nguyên được chất lượng, ngon, sạch. Nhiều nhà hàng loay hoay tìm những đơn vị bỏ mối (phân phối hải sản) cho mình nhưng gặp phải trở ngại về giá hoặc những đơn vị giá rẻ thì chất lượng hàng hoá nhận được không như mong muốn. 1 số vựa hải sản lớn ở miền Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, ở miền Nam là Khánh Hoà, Nha Trang, Kiên Giang…

Lựa chọn hải sản phù hợp với điều kiện khí hậu và dễ dàng bảo quản: Điểm cần lưu khi bảo quản nguyên liệu hải sản tươi sống là bể sục, loại nước. Với một số nguyên vật liệu đông lạnh thì cần chú ý về cách cấp đông, bảo quản ở trạng thái tốt nhất khi chế biến. Ngoài ra chủ quán cũng nên đặt ra những tiêu chí để lựa chọn hải sản, khi nghiệm thu từ các đầu mối. Với các loại hải sản như cua, ghẹ cần tươi, yếm không lõm, nhấc lên sẽ co nhẹ. Với tôm, thân phải săn, chắc, vỏ cứng, càng còn nguyên…

kinh nghiệm chọn hải sản

6.2. Yếu tố giá thành

Yếu tố chất lượng món ăn không được đảm bảo, chắc chắn sẽ không có lần tiếp theo khách hàng ghé thăm. Muốn có được những món ăn ngon cần có được những nguồn thực phẩm tươi sống. Đặc biệt luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Kinh doanh hải sản

Với những quán nhậu hiện tại, giá thành thường giao động trung bình từ 200.000 – 400.000vnđ. Bởi lẽ hải sản là nguồn nguyên liệu không hề rẻ so với mặt bằng các loại nguyên liệu thông thường như lợn, gà, bò…

Tuy nhiên, nếu nhà cung cấp hiện tại chỉ giải quyết được những vấn đề về chất lượng mà không thể gánh thêm bài toán chi phí, tỷ suất lợi nhuận cao hơn mặt bằng chung của thị trường sẽ vô cùng khó khăn trong quá trình cạnh tranh sau này. Bạn cần tham khảo thông tin hải sản tại các chợ đầu mối. Hãy thương lượng với những nhà cung cấp ở khu vực ngoại thành, để có được giá cả hợp phù hợp nhất.

7. Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hải sản thành công

7.1. Sự khác biệt tạo nên thành công

Trong ngành kinh doanh nhà hàng hải sản với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tạo sự khác biệt là yếu tố cốt lõi giúp nhà hàng nổi bật và thu hút khách hàng.

Một trong những cách hiệu quả nhất để làm điều này là xây dựng menu độc đáo, được chế biến theo nhiều phong cách khác nhau, từ truyền thống, hiện đại đến fusion. Ví dụ, thay vì chỉ phục vụ các món hải sản hấp hoặc nướng thông thường, nhà hàng có thể sáng tạo với các món như ghẹ sốt tiêu đen kiểu Singapore, hàu đút lò phô mai kết hợp sốt Nhật Bản, hoặc súp tôm hùm kiểu châu Âu. Những món ăn độc đáo này không chỉ mang lại trải nghiệm mới lạ mà còn dễ dàng trở thành “đặc sản” gắn liền với thương hiệu.

Nếu nhà hàng có không gian rộng và vốn, đầu tư không gian trải nghiệm như bể hải sản cho khách tự chọn là một ý tưởng hấp dẫn. Khách hàng có thể tự tay chọn những con cá, tôm, cua đang bơi trong bể, đảm bảo sự tươi sống và nâng cao cảm giác “được phục vụ tận tình”. Mô hình này đã được áp dụng thành công ở nhiều nhà hàng lớn, chẳng hạn như Nhà hàng Hải Sản Biển Đông. Khách hàng thường cảm thấy yên tâm hơn khi họ được chứng kiến tận mắt độ tươi ngon của nguyên liệu trước khi chế biến.

Không gian nhà hàng cũng cần được thiết kế sao cho tạo cảm giác gần gũi với biển cả như sử dụng các bể kính lớn để trưng bày hải sản hoặc trang trí theo phong cách biển đảo với tông xanh, trắng, và các vật liệu từ gỗ. Những yếu tố này không chỉ giúp nhà hàng khác biệt mà còn tăng giá trị trải nghiệm, khiến khách hàng dễ dàng ghi nhớ và quay lại.

Tạo sự khác biệt không chỉ là cách để tăng doanh thu mà còn xây dựng thương hiệu bền vững trong lòng khách hàng. Thực tế cho thấy, những nhà hàng tạo được dấu ấn riêng luôn có lượng khách ổn định, ngay cả khi thị trường có nhiều biến động.

7.2. Xây dựng dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp

Dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công và khả năng cạnh tranh lâu dài. Một dịch vụ tốt không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn cần mang đến trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng.

Ví dụ nhân viên được đào tạo kỹ năng gợi ý món ăn không chỉ giúp khách hàng chọn lựa dễ dàng hơn mà còn tạo cảm giác họ được quan tâm. Khi phục vụ khách hàng lần đầu tiên, nhân viên có thể giới thiệu các món hải sản tươi ngon nhất trong ngày hoặc đề xuất cách chế biến phù hợp với khẩu vị của họ, như gợi ý “cua sốt me cho hương vị đậm đà” hoặc “tôm hùm nướng phô mai cho vị béo ngậy hấp dẫn”.

Bên cạnh đó, chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết là một cách hiệu quả để xây dựng mối quan hệ lâu dài. Nhà hàng có thể áp dụng các chương trình như giảm giá 10% cho lần thứ 5 ghé thăm, tặng món khai vị hoặc món tráng miệng vào dịp sinh nhật khách hàng.

Dịch vụ khách hàng xuất sắc không chỉ là một công cụ để giữ chân khách mà còn tạo ra sự khác biệt vượt trội, giúp nhà hàng xây dựng uy tín và vị thế trên thị trường đầy cạnh tranh.

Có thể bạn quan tâm Top 10+ tình huống thường gặp trong nhà hàng và cách giải quyết chuyên nghiệp

7.3. Quản lý chặt chẽ 

Quản lý chặt chẽ là bí quyết cốt lõi giúp các nhà hàng hải sản duy trì sự ổn định và tăng trưởng bền vững trong thị trường cạnh tranh. Một trong những công cụ hỗ trợ hiệu quả là phần mềm quản lý nhà hàng giúp theo dõi toàn bộ hoạt động kinh doanh từ doanh thu, chi phí đến lượng khách hàng.

Với tính năng hiện đại, phần mềm quản lý nhà hàng hải sản cung cấp báo cáo doanh thu chi tiết để bạn có quyết định kinh doanh phù hơp. Ví dụ dựa trên doanh số theo món ăn, bạn sẽ biết được tôm hùm bỏ lò có doanh thu cao nhất vào cuối tuần. Nhà hàng có thể chủ động tăng cường nhập nguyên liệu và triển khai các chương trình khuyến mãi để tối đa hóa lợi nhuận.

Hệ thống báo cáo của phần mềm quản lý nhà hàng quán ăn quán cafe MISA CukCuk

Phần mềm quản lý hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán: tiền mặt, thẻ, ví điện tử, quét mã QR… mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng. Đây là bí quyết quan trọng tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả tài chính từ đó tạo lợi thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường.

 

Dùng thử miễn phí

6. Tạm kết

Việc mở nhà hàng hải sản không chỉ đòi hỏi sự đam mê và tâm huyết mà còn cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược kinh doanh hợp lý. Từ việc chọn nguồn cung cấp hải sản tươi ngon, thiết kế không gian nhà hàng đến việc xây dựng thực đơn phong phú và hấp dẫn, tất cả đều góp phần tạo nên thành công cho nhà hàng của bạn. Hy vọng với những gợi ý từ MISA CukCuk bạn sẽ khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng hải sản thành công.

Bài viết liên quan
Xem tất cả