Mở nhà hàng hải sản với hơn 100 khách, số vốn bạn cần rơi vào khoảng 600 triệu – 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, không ít cảnh hàng quán “sớm nở, chóng tàn”, mở được chưa chắc đã quản được. Kinh doanh hiệu quả hay không còn do việc lựa chọn địa điểm, mặt bằng, và đặc biệt là món ăn cũng như cách thức phục vụ của nhà hàng. Vậy để kinh doanh nhà hàng nói chung, đặc biệt là kinh doanh nhà hàng hải sản nói riêng cần chuẩn bị những gì?
- Kinh nghiệm mở quán buffet bình dân
- 1 nghìn lẻ 1 kinh nghiệm kinh doanh nướng lẩu
- Để mở quán ăn nhỏ, cần có bao nhiêu vốn?
- Thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe
- Kinh doanh nhà hàng, quán ăn: Những điểm “cốt tử” cần biết
1. Kinh doanh hải sản cần chuẩn bị những gì?
Khi có đủ vốn trong tay, hãy xác định những câu hỏi sau. Quy mô quán mình hướng đến là như thế nào? Công suất phục vụ của bao nhiêu khách? Mức chi phí cố định hàng tháng phải bỏ ra là bao nhiêu?Thời gian quay vòng vốn nhanh hay chậm? Sau đó, cần quan tâm xem sản phẩm mình cần kinh doanh là những mặt hàng gì, điều gì làm nên sự khác biệt khi cạnh tranh trên thị trường, phân khúc ra sao với đối tượng khách hàng là những người như thế nào.
Việc giải quyết xong những câu hỏi trên, đến cân đối ngân sách đầu tư cho các khoản bạn cần chuẩn bị cho quán của mình. Vấn đề liên quan đến giá mua, giá bán, thời gian thu hồi vốn để xác định được doanh thu cần đáp ứng. Đặc biệt thay vì việc ước chính, hãy liệt kê một cách cụ thể khi dự trù trong bản kinh phí của mình.
Ví dụ, bạn đang sở hữu trong tay 600 triệu, bạn có thể kinh doanh quán với quy mô 25 bàn, công suất phục vụ 100 người cùng lúc. Vậy làm thế nào để thu hồi vốn nhanh chóng chỉ sau hơn 1 năm?
2. Yếu tố mặt bằng trong kinh doanh hải sản
Kinh doanh trong ngành F&B nói chung và kinh doanh hải sản nói riêng, vấn đề địa điểm luôn là một trong những yếu tố kiên quyết hàng đầu quyết định sự thành bại của quán. Điều này vô cùng quan trọng khi không gian của bạn phải đủ rộng, đặc biệt là với khu vực chế biến cũng như phục vụ. Điều này cũng phải đảm bảo yếu tố nhân khẩu, nằm các khu vực gần trung tâm, đông dân cư.
Vị trí kinh doanh nên tránh những nơi giao thông hay tắc nghẽn, hoặc đường một chiều, hoặc có giải phân cách. Khách hàng vô cùng ngại khi phải gửi xe ở khu vực xa quán ăn, bởi vậy, cần tìm một mặt bằng đủ cho khối lượng khách hàng mà bạn định phục vụ.
Vấn đề về đối thủ cạnh tranh cũng cần được quan tâm khi chọn lựa địa điểm phù hợp. Về ngân sách, phụ thuộc vào khu vực và quy mô, duy trì trong khoảng từ 20 – 30 triệu/tháng.
3. Về nguyên vật liệu
Với địa điểm hút mắt, quảng cáo hấp dẫn chỉ có thể thu hút khách hàng đến với quán. Đồ ăn ngon là yếu tố quyết định khách hàng đó quay lại với nhà hàng hay không. Đặc biệt với một quán mới, thì ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng. Dù là người quen hay là khách hàng mới thưởng thức, dù quán của bạn có đẹp đến mấy, giá thành rẻ ra sao.
a. Kinh nghiệm buôn bán, lựa chọn hải sản
- Nguồn bỏ mối hải sản cho nhà hàng: bạn cần nhớ, điểm quan trọng nhất là nguyên vật liệu phải giữ nguyên được chất lượng, ngon, sạch và với hải sản điều này càng quan trọng. Nhiều nhà hàng loay hoay tìm những đơn vị bỏ mối (phân phối hải sản) cho mình nhưng gặp phải trở ngại về giá hoặc những đơn vị giá rẻ thì chất lượng hàng hoá nhận được không như mong muốn. 1 số vựa hải sản lớn ở miền Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, ở miền Nam là Khánh Hoà, Nha Trang, Kiên Giang…
- Lựa chọn hải sản phù hợp với điều kiện khí hậu và dễ dàng bảo quản: điểm cần lưu ý khi quản lý hải sản là bể sục, loại nước. Với một số nguyên vật liệu đông lạnh thì cần chú ý về cách cấp đông, bảo quản ở trạng thái tốt nhất khi chế biến. Ngoài ra chủ quán cũng nên đặt ra những tiêu chí để lựa chọn hải sản, khi nghiệm thu từ các đầu mối. Với các loại hải sản như cua, ghẹ cần tươi, yếm không lõm, nhấc lên sẽ co nhẹ. Với tôm, thân phải săn, chắc, vỏ cứng, càng còn nguyên…
b. Yếu tố giá thành
Yếu tố chất lượng món ăn không được đảm bảo, chắc chắn sẽ không có lần tiếp theo khách hàng ghé thăm. Muốn có được những món ăn ngon cần có được những nguồn thực phẩm tươi sống. Đặc biệt luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với những quán nhậu hiện tại, giá thành thường giao động trung bình từ 200 – 400.000đ. Bởi lẽ hải sản là nguồn nguyên liệu không hề rẻ so với mặt bằng các loại nguyên liệu thông thường như lợn, gà, bò…
Tuy nhiên, nếu nhà cung cấp hiện tại chỉ giải quyết được những vấn đề về chất lượng mà không thể gánh thêm bài toán chi phí, tỷ suất lợi nhuận cao hơn mặt bằng chung của thị trường sẽ vô cùng khó khăn trong quá trình cạnh tranh sau này. Bạn cần tham khảo thông tin hải sản tại các chợ đầu mối. Hãy thương lượng với những nhà cung cấp ở khu vực ngoại thành, để có được giá cả hợp phù hợp nhất.
4. Về đồ uống
Yếu tố mang lại lợi nhuận cho nhà hàng của bạn không nằm ở nguyên liệu hải sản. Bản chất chúng khá đắt đỏ. Mức giá chênh lệch và công sức chế biến không quá đáng kể. Thực tế nhiều nhà hàng có doanh số đồ uống cao gấp 2 -3 lần các loại hải sản.
Hãy cân nhắc những nguồn đồ uống chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. Với các hãng bia trên thị trường, cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín, giá ổn định, phải chăng. Cũng như hải sản, đồ uống cũng cần có sự phong phú, đa dạng để có thể lựa chọn.
5. Về dịch vụ
Đặc thù nhà hàng kinh doanh hải sản là mất thời gian chế biến để đảm bảo độ tươi ngon. Cũng đồng nghĩa, khách hàng khá tốn thời gian trong việc chờ đợi. Điều này không tránh khỏi khi quán trở nên đông khách hơn. Vấn đề quá tải xảy ra là chuyện tất yếu. Thay vì không kiểm soát tình hình hoạt động, họ tận dụng những công cụ quản lý đặt bàn, thu ngân.
Với mặt bằng rộng, nhiều khách, trước xử lý 1 – 2 bàn, giờ nhân viên phục vụ được 4 – 5 bàn. Không có tình trạng khách vào trước, phục vụ sau, nhầm món hay sót món. Nhà hàng quán ăn được phục vụ hết công suất.
6. Tạm kết
Hy vọng những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk có thể hỗ trợ bạn cải thiện hoạt động kinh doanh hải sản của mình. CukCuk cũng thường xuyên cập nhật các nội dung liên quan đến kinh nghiệm và quản lý vận hành trên bản tin này. Đăng ký nhận tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin kinh doanh hữu ích nhé!