1. Tiềm năng và cơ hội mở quán bia hơi hiện nay
Việt Nam hiện là quốc gia có mức tiêu thụ bia cao nhất khu vực Đông Nam Á, với lượng tiêu thụ đạt 4,4 tỷ lít bia vào năm 2020. Theo một thống kê của Vira Research, tính đến năm 2022, tiêu thụ bia của Việt Nam chiếm 2,2% thị trường toàn cầu, tương đương khoảng 3,8 triệu lít mỗi năm.
Mức tiêu thụ bia trung bình tăng trưởng khoảng 6,6%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng toàn cầu chỉ 0,2%. Không chỉ vậy, ngành bia còn nhận được hỗ trợ gián tiếp từ sự phục hồi của ngành du lịch sau đại dịch COVID-19, với lượng du khách tăng mạnh. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ bia tại các khu vực du lịch, tạo thêm cơ hội phát triển cho các quán bia hơi.
Nhìn chung, thị trường bia Việt Nam không chỉ lớn mà còn có đà tăng trưởng mạnh. Điều này tạo nên cơ hội kinh doanh rất lớn cho các nhà đầu tư muốn mở quán bia hơi, từ mô hình bình dân đến nhà hàng cao cấp.
Trước khi mở quán, cần có kế hoạch kinh doanh chi tiết và đảm bảo rằng mình có đủ tài chính và kinh nghiệm quản lý. Bia là thức uống giải khát và thường tăng cao vào giai đoạn nắng nóng cao điểm. Do đó để thu được lợi nhuận cao, bạn nên chuẩn bị mở quán vào khoảng tháng 4, 5 để những tháng hè nắng nóng (tháng 6, 7, 8) bùng nổ doanh số.
2. Mở quán bia hơi cần bao nhiêu vốn?
Trước khi đi vào hoạt động, bạn cần xem xét một số loại chi phí mở quán bia hơi dưới đây:
2.1. Mặt bằng kinh doanh quán bia
Lựa chọn mặt bằng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quán. Bạn nên chọn những vị trí gần khu dân cư, văn phòng, hoặc khu công nghiệp để dễ dàng thu hút khách hàng. Chi phí thuê mặt bằng thường dao động từ 10 – 30 triệu/tháng, tùy thuộc vào vị trí và diện tích.
Mặt bằng tại trung tâm thành phố hoặc những khu vực sầm uất sẽ có giá cao hơn, trong khi ở các khu vực ngoại ô hay ít người qua lại thì chi phí sẽ rẻ hơn, dao động khoảng 5 – 7 triệu. Nếu có thể, bạn nên ký hợp đồng dài hạn để tránh việc phải chuyển địa điểm khi quán đã đi vào hoạt động ổn định.
2.2. Cơ sở vật chất
Bạn cần mua sắm bàn ghế, tủ bảo quản bia, hệ thống chiết rót và các trang thiết bị khác như máy lạnh, hệ thống chiếu sáng, biển hiệu, dụng cụ nhà bếp. Chi phí cho việc này có thể từ 50 – 200 triệu VND, tùy thuộc vào quy mô và phong cách quán.
Nếu quán quy mô nhỏ (10 – 15 bàn) thì có thể khoảng 50 – 60 triệu. Còn với quán quy mô lớn hoặc nhà hàng bia hơi sang trọng thì ngân sách khoảng vài trăm triệu đồng, bạn sẽ cần đầu tư thêm vào trang trí và nội thất.
2.3. Chi phí nhập nguyên liệu, thực phẩm, đồ uống
Không chỉ tập trung vào bia, quán của bạn còn cần cung cấp các món nhậu kèm theo để thu hút và giữ chân khách hàng. Chi phí cho việc nhập bia hơi từ nhà cung cấp uy tín, cùng các nguyên liệu để chế biến món ăn kèm như thịt nướng, đồ chiên, và rau quả tươi có thể dao động từ 20 – 50 triệu trong tháng đầu tiên. Việc lựa chọn nhà cung cấp chất lượng và ổn định cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng về hương vị và dịch vụ.
2.4. Chi phí thuê nhân viên
Một quán bia hơi quy mô vừa thường cần 5-7 nhân viên phục vụ, bao gồm nhân viên bàn, bếp và bảo vệ. Mức lương trung bình của một nhân viên phục vụ thường nằm trong khoảng 6 – 12 triệu/tháng, tùy theo kinh nghiệm và vị trí công việc. Ví dụ đầu bếp cơ bản lương khoảng 10 – 12 triệu/tháng, nhân viên phục vụ từ 5 – 6 triệu/tháng, nhân viên part-time làm theo giờ mức lương khoảng 25 – 30.000/giờ.
2.5. Ngân sách quảng cáo, khuyến mãi
Để thu hút khách hàng ban đầu và xây dựng thương hiệu, việc dành một khoản ngân sách cho hoạt động marketing và khuyến mãi là điều cần thiết. Các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội, in ấn tờ rơi, tổ chức sự kiện khai trương hoặc các chương trình khuyến mãi như “mua 1 tặng 1” có thể giúp quán thu hút khách hàng trong những ngày đầu hoạt động. Ngân sách cho các hoạt động này thường nằm trong khoảng 10 – 30 triệu/tháng, tùy vào quy mô của chiến dịch và phương thức quảng bá mà bạn lựa chọn.
Như vậy, để mở quán bia hơi quy mô nhỏ sẽ cần số vốn dao động từ 100 – 300 triệu đồng. Theo kinh nghiệm của nhiều chủ quán, 1 quán bia hơi thường mất ít nhất 3 – 6 tháng để bắt đầu sinh lời. Vì vậy thời gian đầu kinh doanh, bạn cần cân nhắc chi tiêu để tránh tình trạng lãi giả lỗ thật, hết vốn để xoay vòng.
- File excel dự toán chi phí mở quán
- File excel quản lý thu chi
- File excel quản lý công nợ
- File excel quản lý kho nguyên vật liệu
- File excel tính cost nhà hàng
- File excel tính giá vốn bán hàng COGs
- …
3. Kinh nghiệm mở quán bia hơi các chủ quán nhất định phải biết
3.1. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Khi chọn địa điểm kinh doanh quán bia hơi, nên ưu tiên những khu vực tập trung đông dân cư, gần các tòa nhà văn phòng lớn hoặc khu công nghiệp, vì đây là những nơi có lưu lượng khách hàng tiềm năng cao. Vị trí thuận tiện cho việc đi lại và có chỗ đỗ xe rộng rãi sẽ là lợi thế lớn, giúp thu hút nhiều khách hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến các vấn đề pháp lý, đảm bảo ký hợp đồng thuê dài hạn để tránh phải trả lại mặt bằng khi quán vừa đi vào hoạt động ổn định. Nếu bạn có sẵn mặt bằng, đặc biệt ở tầng 1, hãy tận dụng không gian này để mở quán, vừa tiết kiệm chi phí thuê vừa thuận tiện cho việc kinh doanh.
Tham khảo các tiêu chí và sử dụng Công cụ chấm điểm mặt bằng để đánh giá mặt bằng kinh doanh của bạn.
3.2. Lựa chọn đơn vị cung cấp bia uy tín
Để đảm bảo chất lượng bia tốt và hoạt động kinh doanh ổn định, các chủ quán cần chú ý một số kinh nghiệm sau:
- Chất lượng sản phẩm: Ưu tiên các thương hiệu đã có uy tín trên thị trường, đảm bảo bia luôn tươi ngon, đúng vị. Các thương hiệu nổi tiếng như Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Heineken… thường được khách hàng tin dùng.
- Độ ổn định nguồn cung: Nhà cung cấp cần cam kết về việc cung ứng ổn định, tránh tình trạng gián đoạn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của quán. Hãy chọn những đối tác có khả năng cung cấp lượng bia theo đúng nhu cầu hàng ngày của bạn.
- Chính sách hỗ trợ: Một số nhà cung cấp lớn có chính sách hỗ trợ thiết bị bảo quản bia, chiết rót hoặc ưu đãi về giá cho các đơn hàng lớn. Hãy xem xét kỹ các chính sách này để tối ưu chi phí đầu tư ban đầu.
-
Độ tin cậy và dịch vụ hậu mãi: Chọn nhà cung cấp có dịch vụ hậu mãi tốt, hỗ trợ bảo trì thiết bị và xử lý các sự cố liên quan đến chất lượng bia.
3.3. Lựa chọn thiết bị bảo quản – chiết rót bia
Bia hơi là một loại đồ uống rất nhạy cảm với nhiệt độ, vì vậy việc bảo quản đúng cách là yếu tố then chốt khi kinh doanh quán bia. Trong giai đoạn đầu, để tiết kiệm chi phí, bạn có thể dùng đá cây để ủ lạnh bom bia trong thùng bảo ôn, đây là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để giữ bia luôn tươi mát.
Tuy nhiên, về lâu dài, việc đầu tư vào các thiết bị bảo quản và chiết rót chuyên dụng là điều cần thiết. Những thiết bị này không chỉ đảm bảo duy trì chất lượng bia ở mức tốt nhất mà còn giúp tăng tốc độ phục vụ, hạn chế tối đa hao hụt do bia bị chua hỏng hay tạo quá nhiều bọt.
3.4. Xây dựng thực đơn quán bia
Thực đơn quán bia có thể cần các món chính như lẩu, nướng, cơm rang, rau xào… các món phụ như lạc rang, lạc luộc, giò 7 phút, đậu phụ, dưa chuột, củ đậu… Những món ăn nhậu thường sẽ hơi mặn hơn những món ăn thông thường để thực khách uống bia cảm thấy vừa vị hơn. Dưới đây là một số gợi ý để bạn thiết kế thực đơn hiệu quả:
- Tập trung vào các món nhậu phù hợp với bia: Chọn các món dễ chế biến và hợp với bia như lạc rang, nem chua, thịt nướng, xúc xích, hải sản.
- Đa dạng món ăn: Cân nhắc thực đơn đa dạng, từ món đơn giản như lạc, đậu phộng đến món phức tạp như lẩu, cá nướng để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng.
- Giá cả hợp lý: Đảm bảo giá cả phù hợp với khách hàng bình dân, và xem xét combo ưu đãi để tăng doanh thu.
- Cập nhật món mới: Thường xuyên thay đổi, thêm món mới theo mùa hoặc dịp lễ để giữ thực đơn luôn hấp dẫn.
3.5. Sử dụng phần mềm quản lý quán bia
Việc quản lý một quán bia hơi vào giờ cao điểm thường rất khó khăn do lượng khách đông và các yêu cầu dịch vụ liên tục thay đổi. Để giải quyết vấn đề này, phần mềm quản lý quán bia trở thành công cụ quan trọng giúp tối ưu hóa hoạt động, từ việc kiểm soát nguyên liệu, quản lý đơn hàng đến cải thiện chất lượng dịch vụ.
MISA CukCuk là phần mềm quản lý quán nhậu phổ biến và được nhiều chủ quán tin dùng hiện nay. Phần mềm này cung cấp giải pháp toàn diện cho các nghiệp vụ bán hàng, giúp việc quản lý trở nên dễ dàng hơn, cụ thể:
- Tạo, chuyển, tách bàn và thêm món: Quản lý bàn và các yêu cầu của khách được thực hiện nhanh chóng, chính xác, giúp nhân viên phục vụ linh hoạt hơn trong những giờ cao điểm.
- Kiểm soát nguyên liệu: Phần mềm tự động cập nhật và theo dõi lượng nguyên liệu tồn kho sau mỗi lần order, giúp bạn dễ dàng kiểm soát nguồn cung và hạn chế thất thoát.
- Quản lý doanh thu và chi phí: Tính toán doanh thu theo thời gian thực, hỗ trợ phân tích tình hình kinh doanh và đưa ra quyết định điều chỉnh kịp thời.
- Báo cáo chi tiết: Phần mềm cung cấp các báo cáo chi tiết về số lượng đơn hàng, doanh thu từng ngày, từng món, giúp bạn nắm rõ hiệu quả kinh doanh của quán.
- Tích hợp sẵn GrabFood: mọi giao dịch từ GrabFood sẽ được tự động đồng bộ vào hệ thống của MISA CukCuk, giúp bạn kiểm soát đơn hàng và doanh thu từ nhiều kênh khác nhau.
Với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, MISA CukCuk không chỉ giúp quán bia hơi vận hành trơn tru mà còn tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa lợi nhuận. Phần mềm này là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn quản lý quán nhậu hiệu quả và chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, phần mềm MISA CukCuk kết nối dễ dàng với các thiết bị phần cứng như máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, ngăn kéo đựng tiền, máy POS mini… giúp phục vụ khách hàng nhanh chóng, tăng trưởng mạnh mẽ doanh thu, lợi nhuận.
Hơn 50.000+ nhà hàng, quán ăn, quán cafe đã tin chọn MISA CukCuk, trong đó có Chuỗi nhà hàng Vua Cua, Hệ thống Sữa chua trân châu Hạ Long, Chuỗi nhà hàng 30 năm Hoàng Ty Group… và nhiều khách hàng khác. DÙNG THỬ NGAY!
4. Những câu hỏi thường gặp khi mở quán bia hơi
4.1. Kinh doanh quán bia hơi có cần đăng ký kinh doanh không?
Kinh doanh quán bia hơi bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Dù là quán nhỏ lẻ hay quy mô lớn, việc đăng ký kinh doanh giúp quán hoạt động hợp pháp và tránh rủi ro về mặt pháp lý. Đối với các quán quy mô nhỏ, bạn có thể đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Ngoài ra, nếu quán có quy mô lớn hơn, việc đăng ký doanh nghiệp sẽ phù hợp hơn để đảm bảo các hoạt động kinh doanh được quản lý chặt chẽ hơn.
4.2. Mở quán bia có lãi không?
3 tháng đầu kinh doanh F&B để có lãi rất khó, thậm chí nhiều quán chưa quá 6 tháng phải đóng cửa vì quản lý thu chi không khoa học, nhiên viên nghỉ việc liên tục hoặc không có khách hàng… Có rất nhiều lý do ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh nên cần có kế hoạch rõ ràng cũng như khả năng tài chính phù hợp.
Mở quán bia có lãi không phụ thuộc nhiều vào khả năng kinh doanh, chất lượng món ăn và vận hành. Do đó nếu bạn đã chuẩn bị những điều kiện trên thì nên bắt tay vào thực hiện ý tưởng luôn.
4.3. Làm thế nào để quảng bá quán bia hơi?
Để quảng bá quán bia hơi, bạn có thể thực hiện các hoạt động sau:
- Tận dụng mạng xã hội: Sử dụng Facebook, Instagram, Zalo để giới thiệu các món ăn kèm, bia đặc trưng hoặc các chương trình khuyến mãi.
- Chạy quảng cáo trực tuyến: Sử dụng quảng cáo trả tiền trên Facebook hoặc Google Ads để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Chương trình khuyến mãi: Áp dụng khuyến mãi như “mua 2 tặng 1” hoặc giảm giá cho nhóm khách đông sẽ giúp tăng doanh thu.
- Tổ chức khai trương và các buổi nhạc sống: Khai trương ấn tượng với các chương trình tặng quà hoặc giảm giá đặc biệt. Ngoài ra, tổ chức nhạc sống vào cuối tuần có thể tạo điểm nhấn và thu hút đông khách hàng hơn.
- Hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn: Liên kết với các ứng dụng như GrabFood, ShopeeFood để tăng độ phủ sóng, đặc biệt là trong các giờ cao điểm.
5. Tạm kết
Trên đây là những kinh nghiệm mở quán bia hơi và dự toán chi phí mở quán bia hơi cần chuẩn bị bao nhiêu tiền. Hy vọng bài viết đã giúp được bạn có thêm ý tưởng trên con đường khởi nghiệp của mình!