Trà sữa vốn là thức uống được nhiều người yêu thích đặc biệt là giới trẻ, đặc biệt một số bạn mua trà sữa uống vì topping hấp dẫn. Bài viết sau đây MISA CukCuk tổng hợp cách làm topping trà sữa ngon đạt tiêu chuẩn, đúng quy trình.
I. Topping trà sữa là gì? Các loại topping trà sữa
Góp phần tạo nên thương vị thơm ngon, béo ngậy của cốc trà sữa chính là topping. Topping trà sữa là đồ ăn kèm theo cho vào đồ uống chính trong menu trà sữa. Các loại topping trà sữa phổ biến là thạch, trân châu đen, trân châu trắng. Có thêm topping, hương vị cốc trà sữa sẽ thêm phần trọn vẹn.
Topping trà sữa rất đa dạng, các loại topping có thể làm từ trái cây, bột, đường, sữa,… với màu sắc và hương vị khác nhau:
- Trân châu đen/trắng
- Các loại thạch
- Hạt thủy tinh
- Pudding
- Bánh flan
- Các loại hạt như đậu đỏ, hạt trai dẻo
- ….
II. Hướng dẫn chủ quán cách làm các loại topping trà sữa phổ biến nhất
2.1. Trân châu
Topping trà sữa trân châu là loại topping được xếp loại vào hạng hot nhất, đây được đánh giá là loại topping trà sữa – trân châu gây sốt vô cùng. Nhắc đến trân châu chúng ta sẽ nghĩ ngay đến trà sữa và khi nhắc đến trà sữa chúng ta cũng sẽ nghĩ ngay đến trân châu. Đây vốn là một loại topping truyền thống, có từ lâu luôn đi kèm với trà sữa.
Trân châu có nhiều loại và cũng được chế biến dưới các hình dạng khác nhau như dạng tròn, dạng sợi. Đạng tròn chúng ta có thể kể tên như trân châu đen, trân châu trắng, trân châu hoàng kim, với dạng sợi là trân châu sợi.
Để làm trân châu chúng ta sẽ chuẩn bị hai thành phần chính là bột sắn và bột năng. Rồi từ công thức làm trân châu truyền thống đó mà ta có thể làm thêm các loại trân châu khác như: trân châu phô mai, trân châu khoai dẻo, trân châu cà phê, trân châu thanh long, trân châu đường đen hay trân châu hoa quả,…
Bước 1: Trộn và nhào bột năng
Ở cách làm này chúng ta nhào bột năng với lượng nước đã đun sôi vừa đủ, hãy nhớ đổ ít nước một chút để nhào bột rồi thiếu chúng ta có thể thêm nước vào sau.
Bước 2: Cho ⅓ thìa cà phê nước chanh vào bát bột bạn đã chuẩn bị sẵn rồi tiếp đến chúng ta nhào những hỗn hợp này lại với nhau.
Bước 3: Sau khi đã nhào xong bột, chúng ta sẽ tiến hành vắt để tạo viên trân châu theo kích thước hình dáng mà bạn mong muốn. Trước khi vắt tạo viên trân châu hãy rải lên nơi bạn chuẩn bị vắt một lớp bột năng để công đoạn vắt tạo viên trân châu được làm một cách dễ dàng hơn.
Bước 4: Bước cuối cùng để hoàn thành tạo viên trân châu, bỏ những viên trân châu vừa vắt được vào nấu trong nồi nước đã sôi, đến khi thấy những viên trân châu nổi lên, bạn hãy vớt ra một tô nước lạnh và kết quả chúng ta đã có những viên trân châu đẹp mắt, dai, thơm ngon như ý muốn rồi.
2.2. Pudding
Nhắc đến topping trà sữa chúng ta cũng không thể không nhắc đến pudding được. Pudding cũng được xếp hạng vào những loại topping trà sữa được yêu thích nhất.
Khi thưởng thức pudding kèm với trà sữa, chúng ta sẽ có cảm nhận được thạch pudding mềm mại, tan ngay trong miệng với hương vị mềm mại khó quên. Pudding có nhiều loại như: pudding trứng, pudding trà xanh, pudding đậu đỏ hay cả pudding socola nữa.
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu: Gelatin, bột trà xanh, sữa tươi không đường, sữa đặc, trà đen, vani, đường, trứng gà, kem phô mai
Bước 2: Cho lá gelatin vào nước ngâm trong thời gian 15 phút rồi vớt ra
Bước 3: Lấy lòng đỏ trứng gà trộn với hỗn hợp kem phô mai. Ở bước này chúng ta hãy đánh nhẹ cho tới khi hỗn hợp trứng gà và kem phô mai quyện vào nhau tạo thành một hỗn hợp thật là mịn.
Bước 4: Khuấy đều hỗn hợp trà xanh, sữa, đường sau đó đem hỗn hợp đun trên bếp đến lúc sữa nóng già rồi chúng ta mới bắt đầu tắt bếp.
Bước 5: Hãy nhanh bỏ lá gelatin vào hỗn hợp trà xanh, sữa, đường khi hỗn hợp còn đang nóng và lúc đó lá gelatin sẽ dần tan hoàn toàn quyện vào trong hỗn hợp. Và chúng ta sẽ có một hỗn hợp mịn hơn ban đầu.
Bước 6: Đổ thêm chút vani vào hỗn hợp trên và đổ vào ly, khuôn mà cửa hàng bạn mong muốn nhé. Khoảng một tiếng sau bánh pudding sẽ đông lại và chúng ta đã hoàn thành xong việc làm topping trà sữa – pudding rồi.
2.3. Hạt thủy tinh
Hạt thủy tinh cái tên vang lên đã cảm nhận được sự trong khiết, nhỏ nhắn. Hạt thủy tinh còn được gọi là Popball. Popball có một lớp mỏng phía bên ngoài nên khi chúng ta ăn cảm giác đầu tiên chúng ta sẽ cảm nhận ngay được nước của hạt thủy tinh này có các vị như: cam, đào, xoài, cà phê,…
Đó là lý do tại sao hạt thủy tinh – Popball cũng được yêu thích đến vậy. Đay là loại topping đi kèm để làm gia tăng hương vị thơm ngon khó cưỡng của ly trà sữa mà khách hàng chúng ta uống đó.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: bột rau câu dẻo, bột rau câu giòn, đường, dầu ăn, và trái cây tạo màu
Bước 2: Bỏ đường vào một bát nước nóng cộng thêm với bột rau câu dẻo, bột rau câu giòn vào sau đó nhỏ thêm loại màu từ trái cây mà cửa hàng bạn muốn làm và khuấy đều cho đến khi bột hòa tan hết
Bước 3: Đun sôi hỗn hợp vừa khuấy được với lửa ở múc nhỏ và phải luôn khuấy hỗn hợp thật đều tay. Đến lúc bạn thấy thạch trong thì hãy nấu thêm khoảng 7 phút nữa cho bột sánh lại sau đó tắt bếp và tiếp tục khuấy hỗn hợp trong 2 phút nữa.
Bước 4: Nhỏ ít dầu vào tô nước đá sau đó bắt đầu tạo hỗn hợp ở dạng hạt bằng chai nhựa, dụng cụ vắt vào nước lạnh, khi đó hỗn hợp sẽ đông lại và chúng ta đã có những viên thủy tinh xinh xắn nhé.
2.4. Thạch củ năng
Thạch củ năng cũng là loại topping trà sữa đáng được để bạn biết làm công thức đó. Thạch củ năng được làm từ củ năng cắt từ hạt lựu và bên ngoài là lớp bột năng dẻo dai khó cưỡng. Thạch củ năng cũng được làm bởi nhiều màu sắc bắt mắt khác nhau như vàng, xanh dương, đỏ, xanh lá cây, tím,…
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Bột năng, củ năng, củ dền, lá dứa, trà lipton, sữa đặc
Bước 2: Xay riêng lá dừa và củ dền. Cách xay đều là cho nước lạnh vào xay lá dứa và củ dền.
Bước 3: Ngân củ năng đã sơ chế vào hỗn hợp nước củ dền và hỗn hợp nước lá dứa. ở bước này hãy chia đôi số củ năng bạn có được ra mà ngâm nhé!
Bước 4: Sau khi ngâm xong, cho hỗn hợp ra 2 rổ khác nhau và tẩm bột năng lên cả 2 rổ bạn vừa có được.
Bước 5: Luộc thạch củ năng
Luộc thạch củ năng với lửa lớn và khi thạch củ năng nổi lên trên bề mặt nước cung là lúc chúng ta nên vết thạch củ năng ra bát nước lạnh ngâm khoảng tầm 10 phút là chúng ta đã hoàn thành xong công việc làm thạch củ năng rồi.
III. Tạm kết
Topping trà sữa thường được chế biến từ những thành phần nguyên liệu tự nhiên, có hàm lượng chất phụ gia chiếm rất ít, hầu như là không có nên an toàn cho sức khỏe. Hy vọng với những công thức chế biến topping trà sữa đơn giản trên sẽ giúp bạn pha chế được những cốc trà sữa thơm ngon.
Đừng quên theo dõi blog MISA CukCuk để không bỏ lỡ những xu hướng thị trường và kiến thức kinh doanh F&B mới nhất: