Quy trình setup nhà hàng chuẩn 2023 và những lưu ý không thể bỏ qua

Setup trong nhà hàng tưởng chừng dễ dàng đúng quy trình là được, nhưng bạn đã thực sự hiểu cách setup trong nhà hàng sao cho đúng chuẩn chất lượng, sang trọng hay chưa? Hãy cùng MISA CukCuk tìm hiểu quy trình setup nhà hàng chuẩn 2022 và những lưu ý không thể bỏ qua. 

I. Setup nhà hàng là gì? Lợi ích khi setup trong nhà hàng chuẩn quy trình

1.1. Setup nhà hàng là gì?

Setup ở đây có nghĩa là bố trí, sắp xếp các đồ vật trở nên ngăn nắp, sạch đẹp. Setup nhà hàng là quá trình trang trí, thiết kế thi công cho các nhà hàng muốn thay đổi diện mạo mới hoặc có thể là những nhà hàng chuẩn bị khai trương muốn xây dựng hình ảnh, phong cách riêng. 

Cả hai trường hợp này đều muốn hướng tới ghi lại dấu ấn đặc biệt trong lòng khách hàng cũng như tôn lên sự đặc biệt sang trọng, đẳng cấp mà nhà hàng muốn hướng tới. Setup trong nhà hàng chính là bước đi cơ bản, những bước đi đầu tiên cho những ai muốn kinh doanh nhà hàng thành công. 

Setup không gian nhà hàng

1.2. Lợi ích khi setup trong nhà hàng chuẩn quy trình

Setup nhà hàng đúng chuẩn quy trình giúp cho nhà hàng tăng sức tiếp cận với các khách hàng vì sự nổi bật tiện ích, sang trọng mà nhà hàng muốn hướng đến. Thu hút khách hàng tiềm năng đến với quán, từ đó công việc kinh doanh của nhà hàng cũng trở nên khởi sắc, thành công hơn. 

Xem thêm: Kinh nghiệm mở nhà hàng từ A – Z dành cho người mới bắt đầu kinh doanh

II. Quy trình setup nhà hàng đạt chuẩn

Tùy theo các phân chia công đoạn mà setup trong nhà hàng có từng bước khác nhau tuy nhiên nhìn chung setup nhà hàng có 9 bước cơ bản sau:

Bước 1: Trang bị đầy đủ kiến thức

Kinh doanh, điều phối một nhà hàng là một điều không hề dễ dàng cho nên chủ nhà hàng cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức kinh doanh nhà hàng. Trên nền tảng cơ bản ấy kể cả trong tình huống khó khăn, tình huống bất chợt ập đến bạn đều có thể đối phó, ứng biến một cách dễ dàng. Các kiến thức cơ bản mà bạn cần trang bị bao gồm như sau:

  • Kiến thức đầy đủ chuyên môn về ẩm thực
  • Kỹ năng quản lý nhân viên, đào tạo nhân lực
  • Quản lý tài chính, kê kiểm lợi nhuận
  • Kiến thức quảng bá truyền thông, marketing,… 

Bước 2: Chọn phong cách ẩm thực và thương hiệu của nhà hàng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều, đa dạng các loại ẩm thực món ăn khác nhau cho nên bạn phải xác định nhà hàng của bạn sẽ phục vụ những món ăn gì, phải xác định ngay từ đầu rằng nhà hàng của bạn không thể phục vụ hết tất cả các món ăn được. Cho nên điều đầu tiên bạn làm là khoanh vùng, lên thực đơn cho nhà hàng của bạn.

Thứ hai, bạn phải tiếp tục xác định đối tượng khách mà nhà hàng bạn hướng tới là ai, thuộc tầng lớp nào để có thể chuẩn bị, sắp xếp công việc quy trình nhằm đảm bảo cả hai vấn đề đó. Chỉ có khi giải quyết được cả hai vấn đề trên nhà hàng của bạn mới thực sự phát triển và thành công. 

Việc thực hiện bước đi này không những giúp nhà hàng phục vụ tốt hơn cho các quý khách hàng của mình mà còn là bước định hướng để setup nhà hàng, bắt đầu con đường kinh doanh thuận lợi hơn. 

Xác định phong cách nhà hàng

Tham khảo một số ý tưởng kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cafe:

  • Nhà hàng chỉ phục vụ đồ chay, nhận làm tiệc vào những ngày mùng 1, ngày rằm
  • Quán ăn ramen bình dân mang đặc trưng ẩm thực Nhật Bản
  • Nhà hàng với thực đơn kiểu Pháp truyền thống

Bước 3:  Xác định địa điểm xây dựng nhà hàng 

Địa điểm xây dựng nhà hàng là một trong những nhân tố quan trọng nhất đóng góp vào việc thành công của nhà hàng. Một địa điểm trung tâm sẽ thuận lợi cho khách hàng về việc di chuyển cũng như thu hút khách hàng có thu nhập cao. Rộng, sang trọng, bày trí bắt mắt chính là những điều mà một nhà hàng cần có, đây là khoản đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất của nhà hàng.

Và tất nhiên nếu bạn đầu tư vào nhà hàng nhiều tiền, nhiều vật dụng tốt thì nhà hàng bạn sẽ trở nên rất đẹp, sang trọng, thu hút nhiều khách hàng và điều ngược lại nếu bạn đầu tư ít tiền đi, vật dụng có phần rẻ hơn, theo thời gian chắc chắn bạn sẽ lỗ to, khó lấy lại được vốn ban đầu.

Bước 4. Setup không gian và thiết kế nội thất nhà hàng

Lựa chọn bố cục, phân khu từng khu vực trong nhà hàng là một điều cực kỳ quan trọng, nếu xây dựng, phân khu vực tốt như khu chế biến, khu bày trí,… thì nhà hàng lúc hoạt động sẽ đi vào quỹ đạo từ đó hoạt động kinh doanh sẽ hiệu quả hơn. 

Sang bước xác định nhà hàng sẽ trang trí theo phong cách như thế nào, nhà hàng bạn nên lựa chọn một phong cách riêng để khách hàng khi đến trải nghiệm ở nhà hàng sẽ luôn cảm nhận được sự đặc biệt, nổi bật mà nhà hàng bạn mang lại.

Trang trí một cách tinh tế, thông minh bạn đã thành công hơn 50% đưa khách hàng của bạn quay lại vào lần sau đấy. Thường thì một nhà hàng đúng chuẩn sẽ bày trí theo tỷ lệ tạo các khoảng trống vừa phải giữa các bàn, đồng thời xác định được số lượt khách mà nhà hàng có thể phục vụ trong ngày. Đây đều là những điều quan trọng mà bạn đặc biệt phải chú ý đến.  

Bước 5: Xây dựng setup thực đơn nhà hàng

Vấn đề setup thực đơn nhà hàng cần xác định đối tượng khách hàng mà mình hướng đến là ai. Bản thân họ – những người khách hàng như vậy sẽ yêu thích những món ăn ra sao, chế biến, trang trí theo kiểu nào. Tất cả đều phải được xác định rõ để từ đó việc lên thực đơn phục vụ khách hàng tăng thêm tính hiệu quả. Điểm lưu ý ở đây là hãy lên thực đơn có một hai món đặc biệt, độc lạ để lại ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng để nhà hàng phát triển đi vào chuỗi bán hàng hơn nhé!

Menu nhà hàng

Bước 6: Tìm nhà cung cấp uy tín và chất lượng

Nhà cung cấp luôn là vấn đề đặc biệt phải chú ý đến. Nhà cung cấp chính là phần gốc, phần đầu mối ban đầu, nó quyết định kết quả “buôn bán” của nhà hàng đó ra sao. Cho nên việc tìm và lựa chọn cho nhà hàng của mình một đối tác chất lượng, uy tín là một điều bạn nên tìm hiểu, cân nhắc thật kỹ.

Bước 7: Tuyển và xây dựng đội ngũ nhân viên

Ở tất cả các vấn đề, công việc, yếu tố con người luôn chiếm giữ vị trí số 1, con người luôn là nhân tố để giải quyết mọi vấn đề, có con người chúng ta mới có thể tiếp tục làm những việc từ nhỏ cho đến lớn cho nên việc tuyển dụng, xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng cũng là một việc không thể không chú trọng.

Nhân viên tốt, chăm chỉ, thật thà, có khả năng nhìn nhận, phản ứng tốt thì các vấn đề như trong việc phục vụ, giải quyết, nói chuyện với khách hàng sẽ được giải quyết một cách dễ dàng. Những nhân viên đó, chủ khách hàng, quản lý nhà hàng phải đào tạo sao cho họ trở thành những con người đủ tốt, đủ cần mẫn để đại diện cho nhà hàng phục vụ khách hàng. 

Đào tạo nhân viên nhà hàng

Yêu cầu về các vị trí và số lượng nhân sự sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu quản lý, quy mô của nhà hàng. Dưới đây là một số vị trí phổ biến nhất:

Yêu cầu về nhân viên của bạn sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu riêng của nhà hàng mới của bạn, nhưng đây là một số vị trí phổ biến nhất:

  • Nhóm quản lý – Quản lý chung, quản lý bếp, quản lý khu vực lễ tân
  • Nhân viên bếp – Bếp trưởng, phụ bếp, thợ rửa bát
  • Nhân viên lễ tân – Nhân viên phục vụ, nhân viên đón khách
  • Nhân viên Bar – Nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ

Bước 8: Xây dựng kế hoạch quảng cáo nhà hàng

Mỗi công việc cần được vạch ra kế hoạch cụ thể và việc kinh doanh nhà hàng càng cần có kế hoạch kinh doanh, thậm chí kế hoạch kinh doanh của nhà hàng phải cực kỳ chi tiết, phác họa một cách đầy đủ từ hướng đi, mục tiêu, điểm đến, khát vọng mà nhà hàng mong ước cho nên hãy xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng một cách cẩn trọng và tỉ mỉ.

Bên trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng phải đồng thời xây dựng chiến lược quảng bá, truyền thông hiệu quả. Truyền thông, quảng bá sẽ giúp mọi người, khách hàng biết đến nhà hàng tiêu chuẩn nhiều hơn, càng truyền thông tốt thì danh tiếng của nhà hàng sẽ càng bay xa và mức độ người biết cũng tăng lên rất nhiều lần. Dù nhà có đẹp, có đúng chuẩn, có sang chảnh nhưng ít ai biết đến thì sự đẹp, chuẩn, sang đó nó sẽ không bao giờ được truyền tải đến khách hàng. 

kế hoạch marketing nhà hàng

Nếu bạn đang dự định mở nhà hàng bạn phải quảng cáo và thu hút khách hàng tương lai của mình. Quảng cáo cung cấp thông tin cơ bản về nhà hàng của bạn để khách hàng tiềm năng biết bạn đang ở đâu và loại món ăn bạn đang phục vụ. Quảng cáo thành công cũng nên xây dựng sự phấn khích xung quanh thương hiệu của bạn. Dưới đây là một số mẹo để tiếp thị nhà hàng của bạn:

  • Xây dựng website chuyên nghiệp

Website là kênh dễ điều hướng và thể hiện được hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Cần có thông tin cơ bản về nhà hàng: địa chỉ, số điện thoại, giờ làm việc, menu, ý kiến của khách hàng (không bắt buộc).

Bạn có thể thuê một bên thiết kế website chuyên nghiệp hoặc sử dụng các nền tảng web thân thiện với người dùng như Wix, Squarespace, WordPress. Đơn giản hơn, phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe, quán ăn MISA CukCuk cung cấp website đặt hàng chuyên nghiệp. Dữ liệu liên thông với CukCuk POS nhận đơn ngay tức thì. Mọi thay đổi về nguyên vật liệu, món ăn trên CukCuk POS đều cập nhật tự động trên CukCuk Web.

Sở hữu website bán hàng chuyên nghiệp của riêng mình chỉ trong 5 phút


  • Tạo trang doanh nghiệp Google My Business

Tạo trang doanh nghiệp của tôi giúp khách tiềm năng dễ dàng tìm thấy thông tin nhà hàng của bạn trên Google tìm kiếm. Khách cũng có thể để lại đánh giá sau khi ghé thăm, và nếu đó là những đánh giá tích cực sẽ góp phần tăng thêm uy tín, sự chuyên nghiệp cho nhà hàng.

  • Sử dụng mạng xã hội để tiếp thị quảng cáo

Ngày nay, sự hiện diện trên các kênh mạng xã hội là điều hiển nhiên đối với kinh doanh F&B. Tạo tài khoản Facebook, Twitter và Instagram để chia sẻ tin tức, hình ảnh và những video giới thiệu món ăn ngon của nhà hàng. Trong đó TikTok là một trong những nền tảng chia sẻ video và kênh làm marketing phát triển nhất hiện nay.

marketing nhà hàng trên Instagram

  • Ưu đãi khuyến mãi cho khách hàng mới 

Nhà hàng nên tạo các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng mới như miễn phí đồ uống, món tráng miệng hoặc giảm giá trên hóa đơn đầu tiên… Đây là những cách để thu hút khách hàng mới hiệu quả

Tham khảo Hút khách với 10 chương trình khuyến mãi hay cho nhà hàng

III. Tạm kết

Mở nhà hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh trong ngành F&B nói chung không dễ! Đòi hỏi chủ, quản lý cần biết cách tính toán, quản lý, có kiến thức, kỹ năng để hạn chế tình trạng gian lận, thất thoát. Có nhiều nhà hàng đã phải đóng cửa, thanh lý mặt bằng chỉ sau 6 tháng – 1 năm hoạt động. Do đó hiểu được quy trình setup nhà hàng là cơ sở nền tảng giúp hoạt động kinh doanh nhà hàng đi vào trơn tru hơn. 

Đừng quên theo dõi blog MISA CukCuk để không bỏ lỡ những xu hướng thị trường và kiến thức kinh doanh F&B mới nhất:

đăng ký nhận tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả