Đảm bảo vệ sinh trong chế biến thực phẩm là một nhiệm vụ quan trọng trong kinh doanh nhà hàng, quán ăn. Nó ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu và trực tiếp tới sức khỏe của khách hàng. Cùng tìm hiểu những nguyên tắc và lưu ý về vệ sinh trong chế biến thực phẩm qua bài viết sau.
I. Những mối nguy từ cá nhân – người trực tiếp sản xuất chế biến thực phẩm
Trên người, dù đang khỏe mạnh cũng mang rất nhiều vi khuẩn ở trên da, các lỗ tự nhiên như mũi, miệng… đặc biệt trên bàn tay. Từ người, vi khuẩn có thể “bắn” vào thực phẩm qua các động tác: cầm, nắm, hắt hơi, ho, nói , khạc nhổ…
Vi khuẩn hoặc tiết tiết ra độc tố gây ngộ đọc thực phẩm hoặc theo thức an vào cơ thể gây ra các bệnh nhiễm trung thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm.
II. Lợi ích của việc đảm bảo vệ sinh trong chế biến thực phẩm
Vệ sinh trong chế biến thực phẩm là việc xử lý, chế biến thực phẩm với các phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật bởi thực phẩm gây ra. Việc vệ sinh này bao gồm một vài thói quen, thao tác ở khâu chế biến để tránh những nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng trong kinh doanh nhà hàng, quán ăn.
Việc vệ sinh này chính là việc giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là một số lợi ích khi nhà hàng, quán ăn, quán cafe của bạn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến:
- Chấp hành đầy đủ các quy định về vệ sinh trong chế biến kinh doanh thực phẩm là bảo vệ một cách tốt nhất cho thực phẩm của mình được an toàn, bảo vệ công việc, dụng cụ, uy tín của mình và bảo vệ khách hàng khỏi bị ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm
- Chấp hành đầy đủ các quy định về vệ sinh là làm đúng trách nhiệm với pháp luật
- Chấp hành đầu đủ các quy định về vệ sinh là một cách tiết kiệm được tiền và giảm bớt các chi phí do xử lý thực phẩm ô nhiễm và hư hỏng
- Chấp hành đầy đủ các quy định về vệ sinh trong chế biến thực phẩm là thu hút thêm khách hàng, uy tín của cơ sở và lợi nhuận được tăng lên.
III. Các biện pháp giữ vệ sinh trong chế biến thực phẩm
3.1. Rửa tay
Rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng có vai trò quan trọng. Rửa tay kỹ là cách thức tốt nhất để giảm nguy cơ làm thực phẩm bị ô nhiễm.
Rửa tay trước khi:
- Tiếp xúc với thực phẩm
- Chế biến
- Chia thức ăn chín
- Trước khi ăn
Rửa tay sau khi:
- Đi vệ sinh
- Tiếp xúc với thực phẩm sống
- Xì mũi
- Đụng tay vào rác
- Gãi ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi, đụng tay vào các bộ phận khác của cơ thể
- Hút thuốc
- Đụng tay vào súc vật
- Mỗi lần nghỉ
Rửa tay tưởng đơn giản nhưng bạn không nên coi thường, cần tuân thủ những nguyên tắc sau để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn nhà hàng, quán ăn:
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, kỳ cọ cả gan tay, mu tay, các khe ngón tay và nếp mong tay
- Lau tay khô sau khi rửa bằng khăn giấy dùng một lần hoặc máy thổi khô, khăn bông sạch…
- Không lau khô hoặc chùi tay bằng cách chùi vào quần áo, tạp dề, khăn bẩn
- Không để móng tay dài, cần cắt móng tay, tháo bỏ đồ trang sức trước khi rửa tay để chế biến thực phẩm
3.2. Những vấn đề vệ sinh cá nhân khác cần nhớ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Mặc trang phục riêng khi chế biến, bán thực phẩm
- Che và băng vết thương trên người nhất là ở tay. An toàn nhất là khi có vết thương trên tay nên tạm nghỉ, có thể về làm việc khác không trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm
- Không ăn, uống, hút thuốc khi chế biến thực phẩm hoặc khi đang bán hàng cũng như trong khu vực sản xuất, chế biến thực phẩm
- Không hắt hơi, xỉ mũi, ho, khạc nhổ bên trên thực phẩm không được che dậy hoặc ở các bề mặt có tiếp xúc với thực phẩm
- Không trực tiếp dùng tay bốc rau sống, bún, phở và chia thức ăn chín
- Khi đang có bệnh truyền nhiễm, đang sốt, tiêu chảy… tuyệt đối không được trực tiếp sản xuất chế biến thực phẩm
- Cần khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra sức khỏe, kịp thời phát hiện các bệnh truyền nhiễm (nếu có)
IV. 10 tiêu chí an toàn thực phẩm đối với kinh doanh cửa hàng ăn uống
Căn cứ Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012)
1- Diện tích phù hợp, vị trí xa nguồn gây ô nhiễm
2- Phân khu riêng biệt các khu vực chế biến, nơi ăn, cách biệt giữa thực sống và thực phẩm chín. Kết cấu nhà cửa vững chắc, gọn sạch
3- Đủ nước sạch phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và được kiểm nghiệm nước định kỳ mỗi năm 1 lần
4- Có sổ ghi chép nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế
5- Thùng rác kín có nắp đậy và được chuyển đi trong ngày
6- Đủ trang thiết bị chế biến, chia, gắp, chứa đựng thức ăn, trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Bao gói thức ăn bảo đảm an toàn. Có trang bị phòng chống chuột côn trùng, giá kệ kê nguyên liệu thực phẩm
7- Có tủ kính, bàn cao 60cm bày bán thức ăn
8- Chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến thực phẩm phải tập huấn và có Giấy xác nhận kiến thức ATTP theo quy định
9- Chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến thực phẩm phải được khám sức khỏe và có Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ y tế
10- Người trực tiếp chế biến thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ lao động riêng, thực hành vệ sinh cá nhân
V. 10 tiêu chí an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố
1- Nơi kinh doanh phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm…)
2- Bày bán thức ăn trong tủ kính hoặc bàn/giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm
3- Thức ăn được che đậy, bảo quản hợp vệ sinh, chống được ruồi, bụi bẩn, mưa, nắng và các loại côn trùng, động vật khác
4- Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín
5- Có dụng cụ sạch sẽ để tiếp xúc, gắp/găng tay sử dụng 1 lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chín
6- Có đủ nước sạch để chế biến thực phẩm và nước đá dùng liền phải đảm bảo đúng quy chuẩn
7- Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được khám sức khỏe theo quy định
8- Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định
9- Có sổ ghi chép nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm hàng ngày
10- Có đủ dụng cụ, túi đựng chất thải, rác thải có nắp đậy kín, hợp vệ sinh và được thu gom hàng ngày
VI. Tạm kết
Thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm xây dựng thiện cảm trong lòng khách hàng về nhà hàng, quán ăn có đồ ăn ngon, sạch sẽ. Từ đó giữ chân được khách hàng cũ và thu hút được khách hàng mới, tăng doanh thu hiệu quả.
Hy vọng với những điều cần biết về vệ sinh trong chế biến thực phẩm mà MISA CukCuk chia sẻ trên sẽ hữu ích trong quá trình kinh doanh F&B của bạn. Chúc kinh doanh thành công!
Đừng quên đăng ký blog MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức hay, thông tin thị trường luôn được cập nhật: