Kế toán nội bộ nhà hàng là gì? Những kỹ năng cần có của kế toán nội bộ nhà hàng

Kế toán nội bộ nhà hàng

Các hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng đang ngày mở rộng và phát triển, yêu cầu kế toán nội bộ nhà hàng cần có nghiệp vụ cao hơn hoàn thiện nhanh chóng và chính xác các báo cáo để quản lý đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh kịp thời. Công việc của kế toán nhà hàng là sự tổng hợp của ba lĩnh vực kế toán: dịch vụ, sản xuất, thương mại. Vậy cụ thể, kế toán nội bộ nhà hàng là gì? Cùng MISA tìm hiểu thêm về vị trí này qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Kế toán nội bộ nhà hàng là gì? Vì sao nhà hàng cần vị trí kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ nhà hàng thực hiện bên trong nội bộ của nhà hàng với nhiệm vụ tập hợp và xử lý hóa đơn, chứng từ để xác định tình hình tài chính của một doanh nghiệp. 

Vị trí kế toán này thường nắm giữ, kiểm soát mọi hoạt động mua vào, bán ra của nhà hàng đồng thời cũng là vị trí tay hòm chìa khóa, giúp chủ nhà hàng biết được hoạt động kinh doanh của mình có hiệu quả hay không. Ngoại trừ hoạt động liên quan đến thuế, các vị trí kế toán nội gần như thực hiện trọn vẹn các hoạt động tài chính của nhà hàng.

Để mô hình kinh doanh phát triển, đảm bảo hoạt động tài chính trong tầm kiểm soát, nhà hàng cần bố trí nhân sự kế toán nội bộ đế tiện theo dõi và chủ động hơn doanh thu, lỗ lãi, chi phí. Chủ nhà hàng từ đó cũng có những hoạt động phát triển, cải tiến hoặc mở rộng quy mô phù hợp.

Nhân viên kế toán nội bộ nhà hàng

2. Mô tả chi tiết công việc của kế toán nội bộ nhà hàng 

Công việc của kế toán nội bộ khá đa dạng, tùy vào quy mô và khối lượng công việc của mỗi nhà hàng mà kế toán nội bộ sẽ đảm nhiệm những phần việc khác nhau. Nhìn chung, kế toán nội bộ nhà hàng sẽ là người ghi chép các hoạt động tài chính diễn ra hàng ngày và lưu vào sổ sách kế toán, cụ thể có các công việc như:

  • Cập nhật các hóa đơn mua bán hàng hóa từ các bộ phận khác nhập vào hệ thống
  • Phát hàng và kiểm soát tính hợp pháp của các chứng từ kế toán nội bộ và chuyển giao theo đúng trình tự quy định
  • Hạch toán các chứng từ nội bộ nhà hàng
  • Dựa vào tình hình kinh doanh mà hàng tuần, tháng hoặc đột xuất lập báo cáo và báo cao theo yêu cầu
  • Phân tích về tình hình kinh doanh của nhà hàng dựa trên hệ thống báo cáo tài chính, phối hợp cùng bếp hoặc quản lý để đưa ra các giải pháp vừa cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng vừa đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
  • Tiến hành hạch toán khấu hao tài sản cố định, phối hợp các bộ phận khác kiểm tra số lượng tài sản đã mua, đã khấu hao để nhập vào số sách/ phần mềm kế toán.
  • Lập báo cáo tháng/quý/năm tổng kết doanh thu, chi phí, tình hình hoạt động kinh doanh của nhà hàng để các cấp lãnh đạo nhà hàng có những chiến lược, đưa ra hướng đi phù hợp.
  •  Hàng ngày cập nhật thông tin sổ sách, tình hình thu chi, một số công việc khác khi có yêu cầu

Công việc của kế toán nội bộ nhà hàng

3. Kế toán nội bộ tron nhà hàng gồm những vị trí kế toán nào?

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn to hay nhỏ để có những phân loại kế toán khác nhau. Nếu ở những nhà hàng nhỏ chỉ cần 2-3 người ở vị trí kế toán, thì ở nhà hàng có quy mô lớn hơn, phòng kế toán sẽ bao gồm nhiều kế toán nội bộ nhà hàng và đảm nhiệm những vai trò khác nhau như: 

  • Kế toán thu chi (thủ quỹ)

Là người thực hiện các khoản thu chi và lập chứng từ minh chứng cho các khoản thu chi của một doanh nghiệp. Kế toán cần lập chính xác, đầy đủ các giấy tờ thu – chi – tồn quỹ tiền mặt vào sổ để lập báo cáo cấp trên khi cần thiết, hoặc khi có yêu cầu.

  • Kế toán kho

Kế toán kho thường xuyên kiểm kê định kỳ, theo dõi các hoạt động tại kho hàng, nhận và lưu giữ các hóa đơn xuất – nhập kho, kiểm tra hàng hóa để kịp thời báo lên cấp trên khi hàng hết hạn sử dụng hay hư hỏng,… để kịp thời xử lý.

  • Kế toán ngân hàng

Công việc của một kế toán ngân hàng bao gồm: kiểm tra tính hợp lệ của đề nghị thanh toán, ủy nhiệm chi,.. nộp ra ngân hàng. Kiểm tra số dư tài khoản, lập chứng từ, cung cấp thông tin nhằm phục vụ cho các hoạt động tại ngân hàng.

  • Kế toán tiền lương

Là nhân viên đảm nhận công việc tính lương thưởng cho nhân viên. Căn cứ vào các quy định của nhà hàng, bảng chấm công, hợp đồng lao động,.. mà kế toán lương sẽ lập bảng lương, tính toán phần chi trả lương thưởng, bảo hiểm mà nhân viên được nhận.

  • Kế toán bán hàng

Là vị trí nhập số liệu bán hàng, mua hàng lên phần mềm kế toán, tổng hợp số liệu báo cáo cho quản lý. Kiểm tra số lượng hàng hóa và đối chiếu với kho vào mỗi cuối ngày. Thực hiện các công việc phát sinh, xử lý các công việc khác trong bộ phận kế toán khi có yêu cầu.

  •  Kế toán công nợ

Xác nhận và kiểm tra các hóa đơn thanh toán. Lập kế hoạch thu nợ, trả nợ, giãn nợ,…lập báo cáo công nợ, công nợ đặc biệt

  • Kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp dựa trên báo cáo của các kế toán viên lập báo cáo tài chính, chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu trên sổ kế toán và báo cáo lại với các bộ phận cấp trên.

  • Kế toán trưởng

Là người có trách nhiệm cao trong phòng kế toán, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra các số liệu và báo cáo của những kế toán khác trong phòng. Báo cáo đến giám đốc về tình hình tài chính của công ty, doanh thu/ lợi nhuận và có thể đề xuất các hướng giúp công ty tối ưu chi phí.

  • Kiểm soát nội bộ

Công việc của kiểm soát nội bộ là kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp, từ trang thiết bị đến chất lượng làm việc của nhân viên, cơ sở hạ tầng, kiểm soát chi phí, tiềm năng phát triển và mở rộng của công ty,… báo cáo và đưa ra các đề xuất hợp lý cho doanh nghiệp.

4. Những yêu cầu cần có đối với kế toán nội bộ nhà hàng 

Dưới đây là những kiến thức và kỹ năng của nhân viên kế toán nội bộ nhà hàng, anh chị quản lý tham khảo để tuyển được nhân sự chất lượng cho nhà hàng, khách sạn của mình:

  • Có kiến thức, nghiệp vụ kế toán: Nhân viên kế toán nội bộ cần có kiến thức về kế toán, kiến thức về hồ sơ, hóa đơn, chứng từ xuất – nhập,… kiến thức căn bản về sản phẩm, dịch vụ nhà hàng để có thể nắm bắt công việc nhanh chóng và xử lý được công việc kịp thời.
  • Thích con số và tính toán nhanh nhạy: Hiện nay phần mềm quản lý MISA CukCuk đã liên kết với phần mềm kế toán hiện đại, thao tác nhanh. Tuy nhiên, kế toán nội bộ cũng cần rèn luyện khả năng tính toán nhanh trong những trường hợp khẩn cấp cần cập nhật, xử lý thu chi
  • Kỹ năng văn phòng tốt: Hầu hết các phần mềm, báo cáo tài chính đều thực hiện trên máy tính, nên việc sử dụng thành thạo máy tính là kỹ năng cấp thiết đối với một kế toán nội bộ nhà hàng để có thể giải quyết công việc hiệu quả, nhanh chóng hơn. Đặc biệt, các kỹ năng thao tác và sử dụng phần mềm kế toán cũng là một lợi thế vô cùng lớn.
  • Bảo mật thông tin doanh nghiệp: Các hóa đơn, thông tin chứng từ rất quan trọng và là điều nhạy cảm đối với một doanh nghiệp. Kế toán là người chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu thông tin bị rò rỉ ra ngoài, do đó phải tuyệt đối bảo mật toàn bộ thông tin.
  • Cẩn thận, chính xác: Vì là người thường xuyên làm việc với con số, giấy tờ nên làm việc cẩn thận và chính xác là yếu tố bắt buộc phải có đối với một kế toán.hịu được áp lực công việc: Kế toán nội bộ nhà hàng là một công việc rất áp lực, hàng ngày phải xử lý nhiều số liệu, hóa đơn thu chi từ nhà hàng, nên đòi hỏi anh chị phải có khả năng chịu áp lực tốt để theo đuổi công việc và thăng tiến ở vị trí cao hơn.
  • Có trách nhiệm trong công việc: Đặc biệt ở vị trí kế toán nội bộ, là một vị trí quan trọng, giữ những giấy tờ mang tính bảo mật thì rất cần tính kỷ luật và có trách nhiệm với công việc, với doanh nghiệp.

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng kết nối với phần mềm kế toán

5. Tạm kết

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, MISA CukCuk đã phần nào giúp anh chị hiểu rõ hơn về vai trò và các đầu mục công việc mà kế toán nhà hàng đảm nhận. Bên cạnh đó cũng có những tiêu chí đánh giá để anh chị biết và tìm kiếm, chọn lựa nhân sự phù hợp với các yêu cầu của nhà hàng mình. Từ đó, anh chị có thể cải thiện được năng suất cũng như giúp bộ phận kế toán giảm tải hơn.

Có thể bạn quan tâm:

đăng ký nhận tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả