Chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn từ A đến Z dành cho người mới bắt đầu

kinh nghiệm mở quán ăn

Mở quán ăn là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay. Để có thể kinh doanh quán ăn hiệu quả, bạn cần phải nắm rõ các thông tin cần thiết như: Mở quán ăn cần bao nhiêu vốn? Lựa chọn địa điểm kinh doanh như thế nào? Cách quản lý và vận hành quán ăn ra sao để hạn chế thất thoát? Cùng MISA CukCuk tìm hiểu chi tiết kinh nghiệm mở quán ăn cho người mới bắt đầu qua bài viết dưới đây.

1. Có nên mở quán ăn không? 

Quyết định kinh doanh mở quán ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi đưa ra quyết định khởi nghiệp mô hình này:

  • Kinh nghiệm về ngành ẩm thực và kiến thức quản lý kinh doanh
  • Vốn: Có đủ vốn để khởi nghiệp và vận hành quán ăn trong giai đoạn ban đầu không? Bao gồm cả việc đầu tư trang thiết bị, thuê mặt bằng, mua nguyên liệu, chi phí nhân sự, điện nước…
  • Đối thủ cạnh tranh: Cần nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh để xác định khả năng thành công
  • Vị trí: Xác định vị trí mở quán ăn để thu hút khách hàng
  • Thực đơn quán ăn: Xây dựng một menu đa dạng và hấp dẫn, dựa trên nhu cầu của thị trường và sở thích của khách hàng. Đảm bảo rằng bạn có đủ lựa chọn món ăn và đồ uống.
Kinh nghiệm mở quán ăn
Kinh nghiệm mở quán ăn

Lưu ý rằng, mở quán ăn là ý tưởng kinh doanh F&B không dễ, đòi hỏi sự đầu tư và quyết tâm. Trước khi bắt đầu, bạn cần xem xét kỹ lưỡng và nghiên cứu thị trường để mở quán thành công.

2. 9 kinh nghiệm mở quán ăn từ A đến Z dành cho người mới bắt đầu

2.1. Chuẩn bị giấy tờ kinh doanh quán ăn

Bước đầu tiên để mở một quán ăn là cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, các giấy tờ liên quan đến pháp lý, an toàn vệ sinh thực phẩm. Người chủ quán ăn cần cung cấp đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận ATVS thực phẩm… và nắm rõ các vấn đề liên quan đến pháp lý và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, nếu quán ăn có phục vụ thức uống có cồn thì cũng cần xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, bia.

Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

>> Xem thêm: Thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống, đóng thuế ra sao?

2.2. Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh quán ăn 

Để có thể làm chủ một quán ăn, trước tiên cần xác định mình có bao nhiêu vốn và chi phí phải bỏ ra là bao nhiêu. Bạn cần tính toán cẩn thận, lập kế hoạch tài chính cụ thể. Tránh tình trạng quán ăn mới mở được 1-2 tháng nhưng không đủ vốn xoay vòng phải đóng cửa.

Để mở quán ăn, vốn đầu tư có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như tiền tự có, vay mượn từ người thân, vay ngân hàng hoặc hợp tác với các nhà đầu tư. Nếu sử dụng vốn tự tích góp, bạn có quyền tự do triển khai kế hoạch theo ý mình, và chịu hoàn toàn trách nhiệm về lỗ lãi.

Tuy nhiên, nếu bạn vay mượn để kinh doanh, việc lập kế hoạch thu chi cụ thể là điều cần thiết. Bạn cần đảm bảo rằng mỗi đồng vốn được sử dụng hiệu quả và có kế hoạch rõ ràng. Trong trường hợp này, bạn có thể cân nhắc tuyển dụng nhân viên kế toán để hỗ trợ.

Sau khi dự trù được số vốn kinh doanh quán ăn, bạn cần có bảng dự toán những chi phí cố định và chi phí phát sinh. Dưới đây là các khoản cần đầu tư khi kinh doanh quán ăn:

Chi phí Nội dung
Chi phí thuê mặt bằng Với những mặt bằng có diện tích không lớn, giá thuê dao động từ 5 đến 10 triệu/tháng. Đối với những mặt bằng lớn, nằm ở nhà phố giá thuê sẽ cao hơn nhiều. Thường khi làm hợp đồng thuê mặt bằng, anh/chị sẽ cần đặt cọc 3 – 6 tháng. 
Chi phí nguyên vật liệu Cần tính toán chi phí dùng để mua nguyên liệu nấu ăn hàng ngày. Chi phí này có thể từ 1 đến 3 triệu/ngày tùy vào quy mô quán ăn.
Chi phí tuyển nhân công Trường hợp có người thân hỗ trợ có thể không tốn chi phí này. Nếu không đủ nhân lực có thể thuê 2 đến 3 nhân viên làm theo ca với giá từ 2 đến 3 triệu/ tháng.
Chi phí trang trí quán ăn Chi phí trang trí cho quán 2 đến 3 triệu, chi phí mua chén, bát, dụng cụ ăn uống,…
Chi phí thiết bị và dụng cụ bếp Mua sắm các thiết bị bếp như bếp nấu, lò nướng, máy xay sinh tố, nồi, chảo, dao kéo… khoảng từ 10 đến 30 triệu, tùy thuộc vào chất lượng và số lượng thiết bị.
Chi phí marketing Để thu hút khách hàng, bạn cần đầu tư vào marketing, bao gồm chi phí in ấn menu, biển hiệu, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội. Chi phí này có thể từ 2-5 triệu/tháng.
Chi phí dự phòng
Luôn dự phòng một khoản từ 10 đến 15% tổng chi phí đầu tư ban đầu để xử lý các tình huống bất ngờ như sửa chữa thiết bị, thay đổi kế hoạch kinh doanh…

Như vậy, tùy thuộc vào quy mô quán ăn và địa điểm kinh doanh, bạn sẽ cần chuẩn bị số vốn từ 100 đến 300 triệu đồng. Để tối ưu các chi phí này, chủ quán có thể sử dụng các công cụ quản lý quán ăn toàn diện như MISA CukCuk. Phần mềm này giúp:

  • Tiết kiệm chi phí nguyên liệu: MISA CukCuk theo dõi chặt chẽ lượng nguyên liệu tồn kho, tự động cập nhật sau mỗi lần bán hàng, giúp tránh lãng phí, thất thoát.
  • Quản lý nhân công: Với phần mềm quản lý quán ăn bạn có thể theo dõi doanh thu của từng nhân viên, sắp xếp ca làm việc hợp lý và tính lương chính xác.
  • Quản lý khoa học: Tất cả các hoạt động trong quán từ gọi món, thanh toán, đến báo cáo doanh thu đều được tự động hóa. Các báo cáo được trình bày rõ ràng, trực quan, giúp chủ quán nắm bắt tình hình kinh doanh và đưa ra quyết định nhanh chóng.

2.3. Trau dồi các kiến thức về ẩm thực 

Là chủ một quán ăn thì không thể thiếu hiểu biết về sản phẩm mình đang kinh doanh. Do đó, ngoài việc nghiên cứu đối thủ trực tiếp (kinh doanh cùng mặt hàng), đối thủ gián tiếp (kinh doanh quán ăn) thì anh/chị nên dành thời gian để học tập, nghiên cứu về ẩm thực, đầu tư kiến thức nấu ăn và kỹ năng kinh doanh. Có thể tham gia các lớp học nấu ăn, khóa học quản lý doanh nghiệp và phát triển thương hiệu.

nâng cao tay nghề nấu ăn

>> Xem thêm: Để mở quán ăn nhỏ, cần có bao nhiêu vốn?

2.4. Lên ý tưởng kinh doanh độc đáo

Kinh nghiệm để kinh doanh quán ăn tốt là ban cần lên ý nghĩa độc đáo để thu hút khách hàng. Ý tưởng kinh doanh phải đảm bảo 2 yếu tố. Thứ nhất là “mới”, các món ăn để kinh doanh phải mới lạ và chưa người bán. Yếu tố thứ 2 là “độc lạ” các món ăn có thể đã có người làm nhưng phải được biến tấu cho khác đi, chưa ai bán nhưng khó làm theo. Sau đây là một vài ý tưởng kinh doanh tốt mà chúng tôi muốn gợi ý đến quý khách 

  • Tận dụng các món ăn “lỗi thời”

Có thể tận dụng những món ăn đã lỗi thời của thế giới hoặc của vùng khác để bán lại ở khu vực mở quán ăn của anh/chị. Chẳng hạn như ở Sài Gòn có thể thử bán bánh tráng nướng Đà Lạt, hoặc bán Bánh Bạch Tuộc Takoyaki hoặc Sushi Nhật Bản. Các món này thuộc dạng “mới” và chưa có nhiều người bán nhưng cách làm vô cùng đơn giản. 

Ẩm thực Nhật Bản
Tận dụng những món ăn “lỗi thời” trên thế giới hoặc của vùng khác
  • Biến tấu cho món ăn mới 

Với ý tưởng này, có thể lấy một món ăn cũ quen thuộc và biến tấu nó để tạo nên một món ăn mới. Chẳng hạn như món kem cuộn mới nổi trên thị trường gần đây chính là món kem viên trong quá khứ. 

kem cuộn
Biến tấu món ăn mới
  • Kết hợp các món ăn cũ để tạo ra món mới 

Có thể kết hợp các món cũ lại với nhau để tạo ra món mới. Chẳng hạn như món trà sữa kết hợp với củ năng và phô mai viên. Những món ăn này đòi hỏi chủ quán phải chủ động sáng tạo và có bí quyết riêng.

Món trà sữa viên phô mai
Kết hợp các món ăn cũ để tạo ra món mới
  • Xây dựng cách chế biến ngược lại hoàn toàn so với ban đầu 

Có thể thay đổi quan niệm một món ăn để tạo nên một món mới độc lạ, ví dụ như món kem chiên. Ai cũng nghĩ kem phải lạnh và nếu chiên lên sẽ tan hết thì sao. Điều này sẽ gây kích thích cho khách hàng và giúp quán anh/chị sẽ trở nên nổi tiếng nhanh chóng. 

Món kem chiên nóng
Xây dựng cách chế biến ngược lại hoàn toàn so với ban đầu

2.5. Lựa chọn phân khúc khách hàng

Để quán ăn của bạn thành công, việc lựa chọn đúng phân khúc khách hàng mục tiêu là rất quan trọng. Phân khúc khách hàng không chỉ giúp bạn định hình chiến lược kinh doanh mà còn giúp bạn tập trung phát triển thực đơn, dịch vụ và không gian quán sao cho phù hợp với nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Dưới đây là bốn phân khúc khách hàng tiềm năng mà bạn có thể cân nhắc:

2.5.1. Nhóm khách hàng văn phòng

Đặc điểm: Thu nhập ổn định, thường xuyên ăn ngoài vào giờ nghỉ trưa. Họ ưu tiên những quán ăn gần nơi làm việc, dịch vụ nhanh chóng, thực đơn đa dạng và chất lượng.

Chiến lược:

  • Phát triển thực đơn combo: Thiết kế các combo bữa trưa gọn nhẹ với giá hợp lý. Các món ăn trong combo cần dễ ăn, ít thời gian chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu nhanh chóng.
  • Dịch vụ giao hàng nhanh: Đảm bảo quán có dịch vụ giao hàng nhanh đến các văn phòng xung quanh. Đối với khách hàng văn phòng, thời gian giao hàng nhanh là yếu tố then chốt để giữ chân họ.
  • Chương trình khách hàng thân thiết: Xây dựng các chương trình ưu đãi dành riêng cho phân khúc này như thẻ tích điểm, giảm giá định kỳ.

2.5.2. Nhóm khách hàng gia đình

Đặc điểm: Ưa thích không gian ăn uống thoải mái, phù hợp cho trẻ em, thường chọn quán ăn vào dịp cuối tuần hoặc ngày lễ.

Chiến lược:

  • Thực đơn phong phú và linh hoạt: Cung cấp thực đơn đa dạng với các món ăn phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Bao gồm các món ăn nhẹ cho trẻ nhỏ và các món chính phù hợp cho cả gia đình.
  • Thiết kế không gian quán thân thiện: Không gian cần rộng rãi, sạch sẽ, có khu vực dành riêng cho trẻ em hoặc các tiện ích như ghế cao cho trẻ em.
  • Khuyến mãi gia đình: Đưa ra các gói khuyến mãi đặc biệt vào cuối tuần hoặc ngày lễ, như giảm giá cho nhóm khách hàng đông người hoặc tặng kèm món tráng miệng cho trẻ em.

2.5.3. Nhóm khách hàng học sinh, sinh viên

Đặc điểm: Nhóm khách hàng trẻ, năng động, ngân sách có thể hạn chế nhưng tần suất ghé quán nhiều, yêu thích các món ăn nhanh và giá cả phải chăng.

Chiến lược:

  • Thực đơn giá rẻ: Cung cấp các món ăn có giá cả hợp lý, phần ăn lớn và hợp khẩu vị của giới trẻ. Các món ăn nhanh như bánh mì, cơm tấm, mì xào… thường được ưa chuộng.
  • Chương trình khuyến mãi hấp dẫn: Áp dụng các chương trình giảm giá theo giờ vàng, combo sinh viên hoặc ưu đãi theo nhóm bạn. Tạo các sự kiện nhỏ như giảm giá vào các dịp lễ, tặng quà khi check-in tại quán để thu hút khách hàng.
  • Không gian thoải mái, thân thiện: Thiết kế quán với phong cách trẻ trung, năng động, có wifi miễn phí và không gian thoải mái để học tập hoặc trò chuyện.

2.5.4. Nhóm khách hàng du lịch

Đặc điểm: Tìm kiếm trải nghiệm ẩm thực độc đáo, thích khám phá các món ăn đặc sản và văn hóa địa phương.

Chiến lược:

  • Thực đơn đặc sản địa phương: Cung cấp các món ăn truyền thống và đặc sản của địa phương, đồng thời đảm bảo món ăn có chất lượng cao và thể hiện rõ nét văn hóa ẩm thực vùng miền.
  • Thiết kế không gian quán mang phong cách địa phương: Trang trí quán với những yếu tố đặc trưng của văn hóa địa phương, tạo không gian độc đáo, thu hút khách du lịch đến trải nghiệm và chụp ảnh.
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Cung cấp thực đơn bằng nhiều ngôn ngữ và đào tạo nhân viên giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ phổ biến khác để phục vụ khách du lịch quốc tế tốt hơn.

2.6. Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp 

Mặt bằng sẽ là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong kinh nghiệm mở quán ăn. Mặt bằng sẽ quyết định rất lớn đến thành công của một quán ăn. Mặt bằng cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Thuận lợi về giao thông.
  • Gần trung tâm, khu dân cư, trường học,…
  • Đảm bảo về an ninh
  • Có phong cảnh và vị trí đẹp
Lựa chọn địa điểm kinh doanh quán ăn
Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

2.7. Thiết kế và trang trí cho quán ăn 

Để quán ăn trở nên thu hút, anh/chị nên cân nhắc trong việc trang trí không gian, nội thất quán sao cho thật ấn tượng. Bố trí nội thất một cách hợp lý tạo các không gian, lối đi thoải mái tránh gây chật chội khó chịu sẽ ảnh hưởng đến hương vị của khách hàng.

Ngoài ra cũng nên bố trí cảnh quan thật thoáng mát và đẹp mắt. Có thể sử dụng một ít cây cảnh để trang trí xung quanh nằm tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho khách hàng. 

Hoặc trang trí quán ăn mang phong vị ẩm thực vùng miền như: quán ăn đặc sản Hội An, quán ăn đặc sản Tây Bắc, quán ăn đặc sản Nam Bộ… cần lựa chọn các chi tiết trang trí mang phong cách của vùng miền đó.

Thiết kế và trang trí quán ăn 
Thiết kế và trang trí quán ăn

2.8. Quảng bá cho quán ăn 

Việc marketing, quảng bá hình ảnh quán ăn là một yếu tố quan trọng. Xây dựng thương hiệu không chỉ giúp quán có chỗ đứng mà còn tạo dấu ấn với khách hàng. Bạn có thể tận dụng các kênh như Facebook, Instagram, Zalo… để tiếp cận và thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, sự hài lòng của khách hàng thông qua trải nghiệm thực tế là cách tốt nhất để xây dựng hình ảnh quán. Điều này đòi hỏi sự chú trọng vào chất lượng món ăn và thái độ phục vụ của nhân viên. Khách hàng hài lòng sẽ tự nhiên trở thành những người quảng bá hiệu quả nhất cho quán của bạn thông qua đánh giá tích cực và lời giới thiệu.

2.9. Quản lý quán ăn bằng phần mềm

Quản lý quán ăn không chỉ dừng lại ở việc phục vụ khách hàng và đảm bảo chất lượng món ăn mà còn cần một hệ thống vận hành hiệu quả để tối ưu hóa mọi quy trình, từ quản lý nguyên liệu, nhân sự đến doanh thu. Đây là lúc chủ quán cần sử dụng phần mềm quản lý quán ăn để tối ưu hóa mọi hoạt động.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công cụ, một trong những công cụ nổi bật nhất là MISA CukCuk. Phần mềm hỗ trợ order, thu ngân, tính tiền nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, MISA CukCuk còn giúp kiểm soát tốt thu chi và mức độ tiêu hao nguyên liệu làm món ăn của quán, phù hợp với các mô hình quán ăn từ nhỏ lẻ đến chuỗi lớn.

Một số tính năng nổi bật của phần mềm cho quán ăn MISA CukCuk:
  • Tính tiền chính xác và hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán như tiền mặt, thẻ, ví điện tử, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng.

  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tích hợp trên nhiều thiết bị, giúp bạn nhận order và tính tiền nhanh chóng.
  • Quản lý kho nguyên liệu chặt chẽ, hạn chế tình trạng thiếu, tồn hoặc hết hạn.
  • Phân quyền nhân viên để ngăn chặn việc tự ý sửa hóa đơn, đảm bảo tính minh bạch.
  • Hỗ trợ quản lý khách hàng chuỗi quán ăn với tính năng phát hành voucher, thẻ tích điểm, gửi SMS cá nhân hóa…

*Lưu ý: MISA CukCuk có nhiều gói giá phần mềm khác nhau đáp ứng linh hoạt nhu cầu quản lý, mô hình kinh doanh quán ăn của bạn. Chỉ từ 6.000đ/ngày ngăn chặn mọi thất thoát, bạn đã có thể sử dụng phần mềm quản lý quán ăn chuyên nghiệp nhất hiện nay. 

Dùng thử và khám phá sức mạnh của MISA CukCuk ngay tại đây!


3. Những câu hỏi thường gặp khi mở quán ăn

3.1. Mở quán ăn cần những giấy tờ thủ tục nào? 

Để có thể mở quán ăn, anh/chị cần phải có những giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy phép phòng chống cháy nổ

Xem hướng dẫn chi tiết về Thủ tục pháp lý khi mở quán ăn, quán cafe

3.2. Mở quán ăn cần bao nhiêu vốn? 

Nguồn vốn chủ yếu sẽ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh. Qua những phân tích và tính toán chi phí cố định, anh/chị cần khoảng 100 – 300 triệu, chi phí trung bình khoảng 30 triệu/tháng cho 1 quán ăn nhỏ. 

3.3. Làm thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quán ăn? 

Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong quán ăn là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe của khách hàng và hình ảnh của quán ăn:

  • Đảm bảo tất cả nhân viên được đào tạo về vệ sinh thực phẩm và tuân thủ các quy định liên quan: cách xử lý thực phẩm, vệ sinh cá nhân và bảo quản thực phẩm…
  • Kiểm tra nguyên liệu thực phẩm trước khi chế biến để đảm bảo hạn sử dụng, không bị hỏng và không bị nhiễm khuẩn
  • Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp tránh sự phát triển của vi khuẩn. Sử dụng ngăn kéo, tủ lạnh và tủ đông để bảo quản thực phẩm
  • Vệ sinh thiết bị và không gian làm việc hàng ngày, đảm bảo luôn sạch sẽ

3.4. Kinh nghiệm kinh doanh quán ăn nên tự quản lý hay thuê người quản lý?  

Theo kinh nghiệm của nhiều anh chị chủ quán ăn:

  • Nếu quán nhỏ mới đi vào hoạt động anh/chị nên đích thân quản lý
  • Trong quá trình vận hành quản lý, cần học hỏi và tìm hiểu để tránh tình trạng nhân viên gian lận, thất thoát
  • Quản lý theo kiểu truyền thống (ghi chép sổ sách, excel) tỷ lệ thất thoát cao hơn nhiều so với việc sử dụng phần mềm quản lý quán ăn.

4. Tạm kết

Trên đây là những kinh nghiệm mở quán ăn cho người mới bắt đầu, có thể thấy việc kinh doanh quán ăn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc quản lý tài chính, nhân công đến quảng bá thương hiệu. Hy vọng những chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm bổ ích để kinh doanh quán ăn hiệu quả!

Bài viết liên quan
Xem tất cả