Đối với một nhà hàng hay quán ăn, bếp được xem là một phần linh hồn không thể tách rời. Việc bố trí, sắp xếp các thiết bị bếp nhà hàng khoa học vừa giúp đầu bếp nấu ăn thuận tiện, nhân viên phục vụ dễ lấy đồ vừa giúp việc kinh doanh nhà hàng, quán ăn thuận tiện hơn. Để chuẩn bị cho một gian bếp cần có những thiết bị nào? Cùng theo dõi toplist những thiết bị bếp nhà hàng không thể thiếu qua bài viết dưới đây.
I. Vai trò của thiết bị bếp nhà hàng
Khu vực bếp là một phần không thể thiếu của một nhà hàng. Một căn bếp sạch đẹp, đầy đủ những thiết bị đạt chuẩn sẽ là một điểm cộng cho nhà hàng. Với công nghệ hiện đại như hiện nay, ngày càng có nhiều thiết bị bếp nhà hàng ra đời. Các thiết bị bếp không chỉ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến mà còn giúp rút ngắn các công đoạn sơ chế thủ công góp phần phục vụ món ăn nhanh gọn và tiện lợi hơn.
II. Danh sách các thiết bị bếp nhà hàng đầy đủ nhất
Với mong muốn giúp anh chị đang có dự định kinh doanh mở nhà hàng có được thông tin đầy đủ về các thiết bị bếp nhà hàng, MISA CukCuk tổng hợp những thiết bị bếp cần thiết cho gian bếp nhà hàng của bạn qua list dưới đây.
2.1. Bếp Á
Bếp Á công nghiệp là thiết bị bếp nhà hàng không thể thiếu cho nhà hàng của bạn. Bếp Á được sử dụng để chế biến các món Á như món xào và món hầm. Vì vậy, bếp Á bao gồm 2 loại bếp cơ bản là bếp hầm và bếp xào:
- Bếp hầm: thường có chân thấp, kiềng bằng gang hoặc thép to, mâm chia lửa kim phun dùng để hầm xương, hầm và nấu các món canh hoặc ninh thực phẩm.
- Bếp xào: chân bếp được làm bằng thép hợp kim có nút điều chỉnh độ cao , mâm chia lửa lớn, các họng gas nằm cách xa nhau thuận tiện cho việc xóc chảo khi nấu các món xào.
Mặt bếp Á có vòi cấp nước và chỗ thoát nước giúp quá trình vệ sinh bếp được thuận tiện. Các loại bếp Á hiện nay có họng đốt với công suất cao lửa lớn giúp thực phẩm mau chín và đều hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn không có nhu cầu sử dụng họng lửa lớn có thể chọn lựa nọng nhỏ hơn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Thông thường bếp Á có các loại 1 họng, 2 họng và 3 họng với nhiều mẫu mã khác nhau giúp bạn có thể tha hồ lựa chọn.
2.2. Bếp Âu
Bếp Âu là thiết bị bếp nhà hàng dùng để nấu các món canh, soup và các món ăn kiểu Âu. Các món Âu đặc trưng với loại nước sốt nên đầu bếp phải được thiết kế vừa nấu vừa chế chiến nước sốt. Hiện nay, bếp Âu công nghiệp gồm có 2 loại là bếp Âu thường và bếp Âu có lò nướng.
- Bếp Âu thường: gồm các loại 4 họng, 6 họng, 8 họng và 12 họng gas.
- Bếp Âu có lò nướng: bếp có các họng gas được đặt sát nhau, dưới chân bếp còn được tích hợp hệ thống lò nướng thực phẩm vô cùng tiện lợi.
Bếp Âu có hệ thống dẫn gas được làm bằng ống thép đúc dày 3mm đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.
2.3. Tủ nấu cơm công nghiệp
Tủ nấu cơm công nghiệp hay còn gọi là tủ hấp công nghiệp đa năng. Ngoài chức năng nấu cơm hàng ngày, loại tủ này còn dùng để hấp các loại bánh, hấp thực phẩm,…
Sở hữu chiếc tủ này trong gian bếp nhà hàng của bạn sẽ vô cùng thuận lợi khi chế biến các món ăn bằng phương pháp hấp cách thủy. Tủ có áp suất cao và hơi nước thẩm thấu đều trong không gian nồi hấp giúp thức ăn được chín đều và giữ được nhiều dưỡng chất.
2.4. Bếp chiên nhúng dầu
Bếp chiên nhúng dầu là thiết bị bếp nhà hàng không thể không nhắc tới. Bếp được sử dụng để chế biến các món chiên ngập dầu như cánh gà, đùi gà, gà chiên nguyên con, cá chiên xù,…
Các loại bếp này khi chiên cần ngập dầu hoàn toàn nên thực phẩm được chiên vô cùng vàng ươm và giòn rụm. Bạn chỉ cần mất tầm 10 đến 15 phút là hoàn thành xong một món chiên.
Dầu chiên cũng có giữ nóng lâu hơn giúp tiết kiệm dầu và thời gian chế biến. Nhiệt độ thích hợp để sử dụng bếp chiên dầu là từ 1950C – 2100C. Ở nhiệt độ này dầu sẽ không bị cháy đen mà luôn giữ được màu vàng tươi.
2.5. Thiết bị bảo quản thực phẩm và rau củ
Tủ đông là thiết bị nhà hàng cần thiết mà bạn cần phải có. Các loại tủ đông công nghiệp hiện nay với thiết kế nhiều ngăn nhiều cánh giúp lưu trữ khối lượng thực phẩm và rau củ quả lớn hơn. Bạn cũng có thể sử dụng tủ đông ở 2 chế độ: chế độ đông lạnh và chế độ làm mát tuỳ theo nhu cầu và loại thực phẩm cần bảo quản.
2.6. Hệ thống hút khói khử mùi cho nhà bếp
Chụp hút khói là một trong những thiết bị bếp nhà hàng không thể thiếu. Trong quá trình chế biến thức ăn không tránh khỏi việc sinh ra nhiều khói và mùi thức ăn vì thế rất cần hệ thống hút khói và khử mùi thức ăn.
Với hệ thống chụp hút khói, 90% lượng khói sẽ bị hút đi đảm bảo không gian bếp nhà hàng thông thoáng và không bị ngạt khói. Ngoài ra, hệ thống này còn còn khả năng khử mùi thức ăn và hạn chế các mảng bám dầu mỡ bám vào thiết bị nhà bếp.
Tùy vào diện tích gian bếp, ống dẫn khói sẽ được thiết kế thích hợp. Nhờ vào motor quạt hút sẽ giúp hút đến khói bếp ra bên ngoài.
2.7. Bàn sơ chế
Các loại bàn sơ chế thường được làm từ Inox chuyên dùng để sơ chế thực phẩm hoặc để đồ đạc, gia vị, nguyên liệu hoặc các dụng cụ làm bếp. Chiếc bàn inox sáng bóng bền bỉ, đem lại cảm giác sạch sẽ khi chế biến. Ngoài ra, bàn cũng là nơi trang trí và decor các món ăn. Bàn bếp inox hiện này có rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Một số loại bàn phổ biến như:
- Bàn bếp Inox nhiều tầng
- Bàn bếp Inox có bánh xe
- Bàn bếp Inox có ngăn kéo
- Bàn bếp Inox có tủ chứa đồ
2.8. Tủ bàn thớt
Tủ bàn thớt là một trong những thiết bị bếp nhà hàng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Đây là loại tủ có ngăn trữ đông dùng để chứa các thức ăn đã sơ chế sẵn trước khi đưa ra nấu.
Do thời gian nấu ngắn nếu không sơ chế trước thực phẩm thì sẽ không kịp nấu một lượng lớn thức ăn. Tủ bàn thớt sẽ giúp bảo quản rau củ và thực phẩm đã qua sơ chế đồng thời cũng có thể sử dụng mặt tủ như thớt để sơ chế thực phẩm trước khi chế biến thức ăn.
2.9. Máy rửa chén
Máy rửa chén đĩa được sử dụng để rửa chén bát, dao nĩa, ly và một số dụng cụ nhà bếp khác thay cho cách rửa bằng tay truyền thống. Máy rửa chén vừa giúp đảm bảo độ sạch cho chén dĩa vừa tiết kiệm chi phí thuê nhân công và thời gian rửa chén đĩa.
2.10. Máy rửa khử độc thực phẩm, rau củ
Máy khử độc thực phẩm là thiết bị bếp nhà hàng hiện đại hỗ trợ làm sạch 99.99% vi khuẩn, độc tố bám trong rau củ quả và thực phẩm mà vẫn giữ được độ tươi ngon cùng những hoạt chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Máy khử độc giúp loại bỏ các chất độc có hại, ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, chiếc máy này còn giúp làm sạch các dụng cụ bếp như bát, đĩa, ly, cốc, chén, xoong nồi, dao,…
2.11. Tủ sấy chén đĩa
Chén đĩa sau khi được rửa sạch cần phải đưa vào tủ sấy khô trước khi sử dụng ở bàn ăn. Tủ sấy còn có khả năng khử khuẩn, tiệt trùng giúp chén đĩa khô ráo và sạch khuẩn. Tủ cũng có nhiều ngăn khác nhau rất tiện lợi khi xếp khối lượng chén dĩa vào sấy.
2.12. Hệ thống đèn làm sáng
Một căn bếp tưởng không thể thiếu các thiết bị chiếu sáng. Nhà bếp nên được bố trí hệ thống chiếu sáng cho toàn bộ không gian nhà bếp luôn được tươi sáng. Loại đèn nên được sử dụng là đèn LED thay vì chọn những đèn sợi đốt hay huỳnh quang. Những khu vực phải được trang bị hệ thống đèn là bếp, bể rửa, bàn thao tác và một số khu vực khác.
III. Tạm kết
Trên đây là tổng hợp những thiết bị bếp nhà hàng cần thiết nhất. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích trong việc chọn lựa các thiết bị cho gian bếp nhà mình.
Có thể bạn quan tâm: