Chiến lược marketing của Circle K – thành công từ kiên nhẫn và khác biệt

chiến lược marketing của circle k

Các cửa hàng tiện lợi không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt, trong đó nổi bật với sự xuất hiện của Circle K. Thương hiệu này lập tức trở thành một trong những chuỗi bán lẻ tiện ích dẫn đầu thị trường. Hiểu rõ tâm lý khách hàng cũng như nắm bắt nhanh chóng xu hướng thị tường, chiến lược marketing của Circle K đã phần nào giúp thương hiệu này tạo dựng được chỗ đứng của mình trong tâm trí khách hàng. Cùng MISA CukCuk tìm hiểu sâu hơn cũng như tham khảo về chiến lược marketing của ông lớn này.

1. Đôi nét về chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K

Cửa hàng tiện lợi 24h – Circle K được ra đời từ năm 1951 tại Texas, Hoa Kỳ với cái tên đầu tên là KAY’s và nhanh chóng phát triển vượt bậc tại US với hơn 1000 cửa hàng trong năm 1975. Năm 1979, KAY’s đã chính thức đổi tên thành Circle K và xâm nhập thị trường quốc tế và trở thành một trong những cửa hàng bán lẻ tiện lợi dẫn đầu thị trường hiện nay.

circle K

Tính đến hiện nay, Circle K đã bỏ túi cho mình hơn 16.000 cửa hàng trên toàn cầu và hơn 400 cửa hàng trải dài khắp đất Việt Nam. Không chỉ là chuỗi cửa hàng nhượng quyền nổi tiếng đến từ Mỹ mà còn là sự uy tín, chất lượng trong từng sản phẩm, dịch vụ kinh doanh. Giúp cho khách hàng cảm nhận được những tiêu chí Nhanh – gọn – tiện ích “Take it easy”.

1.1. Sản phẩm cung cấp

thực đơn circle k

Các cửa hàng tiện lợi Circle K cung cấp các mặt hàng

  • Các mặt hàng tổng hợp như pin, văn phòng phẩm, bột giặt, đến khẩu trang y tế, khăn giấy… hay thậm chí là dù và áo mưa
  • Các mặt hàng hoá mĩ phẩm: chăm sóc da, đồ dùng cá nhân…
  • Các mặt hàng thực phẩm đóng gói và thực phẩm chế biến tại chỗ: trà, cafe, bánh mì…

Những vật dụng thiết yếu đảm bảo được cung cấp đủ, đa dạng, Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm theo khu vực dễ dàng. Đó cũng là một trong những yếu tố giúp mô hình Circle K ghi điểm với người dùng.

1.2. Phân tích kinh doanh

a. Đối tượng khách hàng mục tiêu

Định vị của Circle K là chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/7, chú trọng việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng bất kể thời điểm nào trong ngày. Bởi vậy, nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của mô hình này cũng vô cùng đa dạng với đủ độ tuổi, ngành nghề. Tuy nhiên nhóm khách hàng chủ yếu thường xuyên sử dụng dịch vụ của Circle K là nhóm tiêu dùng trẻ có độ tuổi từ 16 – 25.

Đặc điểm của nhóm này là yêu thích sự tiện lợi, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, thích trải nghiệm và không ngại đổi mới. Nhóm khách hàng này thường sinh sống, học tập và làm việc tại các thành phố lớn. Họ cũng đã quen thuộc với các hình thức mua sắm tại siêu thị cũng như đa dạng các hình thức thanh toán tiện lợi.

khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại circle k

Nắm bắt được nhu cầu cần tìm chỗ dừng chân để nghỉ ngơi trong 1 khoảng thời gian ngắn, chuỗi cửa hàng tiện lợi như Circle K tận dụng được thế mạnh về việc chuẩn bị đa dạng bữa ăn kèm theo dịch vụ mở cửa toàn thời gian nên dù giá các mặt hàng có nhỉnh hơn so với hệ thống đại lý và siêu thị bên ngoài nhưng người dùng vẫn chấp nhận.

b. Thị trường 

CukCuk sẽ dựa trên 4 yếu tố của mô hình SWOT để đưa ra những đánh giá về hoạt động kinh doanh của Circle K nói riêng và ngành tiêu dùng nói chung

  • Strengths (Điểm mạnh)

Circle K là một trong những thương hiệu giúp cho thói quen ghé các cửa hàng tiện lợi 24/7 trở nên phổ biến. Đặc biệt là với giới trẻ. Chính tệp khách hàng trẻ tuối, nhóm người tiêu dùng ưa thích sự tiện lợi, nhanh chóng, all in one (tất cả trong 1). Không chỉ có vậy, số lượng cửa hàng phủ rộng tại các tỉnh thành phố, các khu vực trung tâm cũng là một trong những điểm cộng lớn cho chuỗi cửa hàng tiện lợi này.

cửa hàng circle k

  • Weakness (Điểm yếu):

Các sản phẩm đa dạng tuy nhiên giá thành thường cao hơn so với các siêu thị hoặc tạp hoá thông thường. Bên cạnh đó, áp lực về mặt bằng cũng như nhân sự khiến hãng này cần tối ưu chi phí khá nhiều. Việc đảm bảo chất lượng dịch vụ toàn hệ thống chưa được đồng nhất. Một số cơ sở còn bị phàn nàn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Opportunities (Cơ hội):

Thị trường Việt Nam là thị trường có dân số trẻ. Đối tượng này thường thường có sở thích khám phá những điều mới, không ngại thay đổi, nhanh nhạy với các xu hướng mới trên thị trường. Điều quan trọng hơn cả là nhóm khách hàng này ưa thích sự tiện lợi. Phiên bản tạp hoá với sự đầu tư về mặt bằng, dịch vụ và niêm yết về giá. Thị trường vẫn còn rất tiềm năng để Circle K thể hiện điểm mạnh của mình.

circle k khai trương

  • Threats (Thách thức):

Bên cạnh Cirle K, một số mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi cũng đang phát triển hệ thống của họ tại một số khu vực dân cư đông. Tuy không phải là vị trí có mặt bằng đắt giá nhưng lại vô cùng thuận tiện cho việc mua sắm của người tiêu dùng.

Bài toán đặt ra là làm thế nào để có thể tối ưu nguồn lực và chi phí với hệ thống chuỗi lớn trong khi các đối thủ cạnh tranh ngách đang xuất hiện nhiều hơn. Với sự phục hồi của thị trường hậu covid, doanh nghiệp có đủ “sức khoẻ” để tiếp tục đường đua bán lẻ bên cạnh hệ thống các siêu thị, tạp hoá…

2. Sự khác biệt trong chiến lược marketing của Circle K

Ở nội dung dưới đây, MISA CukCuk sẽ phân tích chiến lược marketing của Circle K thông qua 7P của ngành dịch vụ để anh chị có thể có cái nhìn tổng quan về sự bổ trợ giữa các khía cạnh mà thương hiệu này đang triển khai.

2.1. Chiến lược địa điểm (Place) của Circle K 

Một đặc trưng có thể thường thấy ở cửa hàng tiện lợi Circle K là có diện tích rất rộng, có khu vực nghỉ ngơi, dùng bữa và luôn nằm ở các trục đường lớn, nơi đông người qua lại. Tuy nhiên, ít ai để ý là vào những năm 2012 – 2014, các cửa hàng Circle K chỉ có diện tích khoảng 25-50m2 ở các khu trung tâm Hồ Chí Minh với mục đích là duy trì thương hiệu. 

thực đơn circle k

Sau khi tạo dựng thương hiệu, chiến lược marketing của Circle K đã chuyển hướng sang “tạo điểm đến” và các khu vực ngồi nghỉ ngơi cho khách hàng. Circle K đã kết hợp cửa hàng tiện lợi của mình với việc kinh doanh cafe, đồ ăn nhanh đến với mọi người.

Phát triển theo xu hướng ấy, những năm về sau, các mô hình kinh doanh Circle K phải luôn tìm mặt bằng với diện tích trung bình là 100-120m2, gần các khu dân cư đông đúc, trường học, văn phòng, thuận tiện giao thông, hình thành chuỗi thương hiệu thân quen, tiện lợi với người dân Việt Nam. 

2.2. Chiến lược sản phẩm (Product) 

Dù có rất nhiều thương hiệu cửa hàng tiện lợi khác trên thị trường nhưng với chiến lược marketing của Circle K được đánh mạnh vào sự đa dạng sản phẩm và dịch vụ. 

 món ăn sáng - chiến lược marketing của circle về sản phẩmCó thể nói, mọi thứ khách hàng cần đều có thể tìm thấy trong Circle K. Từ các sản phẩm sử dụng hàng ngày, văn phòng phẩm, đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm, bánh kẹo, thực phẩm khô, thực phẩm đóng hộp… đều được phân phối tại đây. Ngoài ra, Circle K còn phục vụ những món ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn đến những món đồ uống bình dân, đơn giản phục vụ cho người tiêu dùng. 

Bên cạnh việc cung cấp các nhu yếu phẩm hàng ngày,  Circle K còn mở rộng sự tiện lợi của mình với dịch vụ giặt ủi, thẻ cào điện thoại, thẻ game, đóng hộ tiền điện, tiền nước… phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

2.3. Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Áp dụng thành thạo chiến thuật mua càng nhiều giá càng rẻ, các gói sản phẩm được đi chung thành các combo giảm giá đến 50% các mặt hàng khác nhau mỗi tháng, Circle K đã thành công trong việc khiến khách hàng mua nhiều hơn lượng hàng cần thiết họ cần. Để tăng thêm lượng đồ ăn nhanh bán được, Circle K đã mang đến các chương trình ưu đãi mua 1 món ăn kèm một món nước giá sẽ rẻ hơn so với việc mua riêng lẻ. Chính những việc ấy đã giúp doanh thu của Circle thu được “lợi nhuận khủng” hàng tháng. 

khuyến mãi - chiến lược marketing của circle k về xúc tiến bán

Ngoài ra, cửa hàng tiện lợi “vòng tròn K” còn hợp tác với các ví điện tử như Momo, zalo pay, viettel pay… tung các mã giảm giá, săn deal hời cho nhiều khách hàng khiến mọi người thích thú và ghé đến Circle K nhiều hơn các chuỗi thương hiệu khác. 

2.4. Chiến lược con người (People) của Circle K

Không chỉ đem đến một dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời mà còn hướng đến sự thoải mái khi mua sắm tại đây. Vì thế, đối tượng khách hàng có thể là bất cứ ai, có thể là sinh viên, học sinh, nhân viên văn phòng, người đi làm… ở bất kỳ độ tuổi nào.

Tuy nhiên, trong chiến lược marketing của Circle K, họ tập vào việc phục vụ cho những con người bận rộn, là những người trẻ ở độ tuổi 16-25 tuổi. Với tiêu chí bất cứ điều gì khách hàng cần, Circle K luôn sẵn sàng để phục vụ nên chuỗi cửa hàng tiện lợi này đã tạo được cho mình một lượng lớn người trẻ trung thành với thương hiệu. 

nhân viên circle k

Ngoài việc đảm bảo lượng khách ổn định hàng tháng, đội ngũ nhân viên của Circle K đều được đào tạo các kỹ năng bán hàng vui vẻ, thân thiện với các tệp khách hàng tiềm năng của cửa hàng. Nhân viên trẻ tuổi, năng động, gần gũi, đối tượng khách hàng mục tiêu được xác định rõ ràng, sản phẩm đa dạng, tất cả các yếu tố này được hài hoà với nhau, giúp người tiêu dùng có một trải nghiệm mua sắm hài lòng nhất khi tới Circle K.

2.5. Chiến lược quy trình (Process) của Circle K 

Hình thức thanh toán là một trong những lợi thế cạnh tranh đầy giá trị của Circle K. Khách hàng ngoài thanh toán bằng tiền mặt có thể sử dụng hình thức quẹt thẻ, quét mã QR, Momo, Zalo pay, và các dòng ví điện tử khác một cách nhanh chóng, tiện lợi. 

Đặc biệt hơn, cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của Circle K là kinh doanh 24/7, tức là mở đều đặn các ngày trong tuần suốt 24 giờ đồng hồ thậm chí cả dịp lễ, Tết. Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt khi Circle K xuất hiện và phát triển ở khắp thế giới. Thông thường những cửa hàng tạp hoá nhỏ hay siêu thị lớn chỉ mở cửa tối đa đến 23h, Circle K xuất hiện đã giúp khách hàng thuận tiện mua sắm ở bất cứ thời điểm nào trong ngày và điều này đã đem đến một thành công lớn cho Circle K.

2.6. Chiến lược về cơ sở vật chất (Physical Evidence)

Mặc dù số lượng nhân sự của các cửa hàng không quá đông nhưng vẫn đảm bảo duy trì hoạt động một cách thuần thục. Một số khung giờ cao điểm cửa hàng có 2-3 nhân viên bởi lẽ, họ đã tối ưu mọi khu vực để khách hàng có thể tự phục vụ như việc đặt lò vi sóng, kệ đựng khăn giấy, thùng giác hoặc lọ gia vị, túi mang đi ở khu vực và vị trí vô cùng thuận tiện. Việc hoàn thiện trải nghiệm của khách hàng đã đóng góp một phần không nhỏ giúp thực khách quay trở lại Circle K nhiều lần.

không gian cửa hàng circle K

2.7. Chiến lược giá (Price)

Ở nội dung này, MISA CukCuk xin đề cập đến chiến lược về giá của Circle K sau cùng. Bởi lẽ, đây không hoàn toàn là điểm mạnh của họ, tuy nhiên với ngành dịch vụ tiện lợi 24/7 chắc chắn giá thành không thể cạnh tranh như những đơn vị kinh doanh số lượng lớn như đại lý hay siêu thị.

Mặc dù vậy, hãng này thường áp dụng việc kích cầu tiêu dùng thông qua hoạt động bán combo hoặc mua số lượng lớn để nhận được chiết khấu. Các sản phẩm được ghép trong combo cũng là những sản phẩm được ưa chuộng thay vì việc sử dụng các sản phẩm bán kém để thúc đẩy doanh số.

chiến lược giá của circle K

Ứng dụng chiến lược marketing của mô hình lớn cho chính nhà hàng, quán ăn, quán cafe của mình

Trong bộ tài liệu gồm có:

  • File Kế hoạch xây dựng mục tiêu & KPIs marketing nhà hàng, quán ăn, quán cafe
  • File kế hoạch marketing nhà hàng, quán ăn, quán cafe… theo tháng, theo quý
  • File kế hoạch Social Media cho nhà hàng, quán ăn, quán cafe
  • File kế hoạch Content Marketing…

Trong các file, MISA CukCuk đã tổng hợp sẵn những đầu việc cần thực hiện và một số gợi ý để khai thác nội dung hiệu quả, bám sát mục tiêu. Chủ quán hoàn toàn có thể dựa vào đó chủ động lên các nội dung phù hợp với mô hình kinh doanh và tệp khách hàng của mình.

template marketing

(Anh chị vui lòng nhấn vào ảnh để tải tài liệu)

3. Nhượng quyền Circle K – Tiềm năng cho các nhà đầu tư

Tại Việt Nam, thành công của Circle K đã tạo được mô hình kinh doanh đầy tiềm năng cho nhiều nhà đầu tư lớn. Tuy nhiên, Circle K không nhận nhượng quyền cá nhân, đơn lẻ. Công duy nhất được phép vận hành hệ thống cửa hàng tiện lợi Circle K là Công ty TNHH Vòng Tròn Đỏ được thành lập vào năm 2008. 

Phí nhượng quyền thương hiệu này rơi vào khoảng 25.000 USD. Tổng chi phí để đầu tư và vận hành thương hiệu nhượng quyền thương mại lên đến 171.000 USD – 1.9 triệu USD. Trong đó, phí bản quyền chiếm 4.5% tổng doanh thu. Riêng với các nhà đầu tư nhượng quyền bỏ phí tài trợ từ tổng công ty sẽ chỉ trả 3.7% trên tổng doanh thu. 

4. Tạm kết

Hy vọng những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk có thể giúp anh chị hình dung phần nào về chiến lược marketing của Circle K từ đó rút ra được những kinh nghiệm riêng cho bản thân mình trong quá trình vận hành nhà hàng, quán ăn. MISA cũng sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về hoạt động kinh doanh và vận hành ngành F&B tại trang tin tức của CukCuk, anh chị có thể đăng ký nhận tin ngay tại đây

đăng ký nhận tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả