Bạn đã từng đến Highland, Starbucks… – nơi menu đồ uống 90% đều từ cafe với các tên như Espresso, Latte Macchiato, Cappuccino, Cafe Latte, Cafe Mocha… Và sẽ bắt gặp 1 hoặc nhiều nhân viên pha chế đang làm việc với máy rang, máy pha cafe để gửi đến bạn những cốc đồ uống ngon và đẹp mắt. Họ chính là barista! Trong bài viết này, MISA CukCuk sẽ giúp bạn hiểu hơn về barista là gì và những kỹ năng/yêu cầu để trở thành một barista chuyên nghiệp.
1. Barista là gì?
Barista là tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Ý, dùng để chỉ những người làm việc trong lĩnh vực pha chế cafe hoặc các loại thức uống không cồn. Mặc dù thuật ngữ barista về mặt kỹ thuật dùng để chỉ một người đã được đào tạo chuyên nghiệp về pha chế cà phê espresso nhưng ngày nay nó cũng có thể được sử dụng để mô tả bất kỳ ai có kỹ năng cao trong việc chế đồ uống từ cafe chẳng hạn như latte, cappuccino…
Như vậy barista là nhân viên pha chế cafe giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh quán cafe. Đây là vị trí đảm nhận các công việc pha chế đồ uống như Espresso, Latte Art, Cappuccino, Mocha, Ice Blended… Một số quán, barista còn kiêm luôn nhiệm vụ phục vụ, bán hàng, chuẩn bị các nguyên liệu pha chế đầu ca và cuối ca.
2. Công việc của nhân viên pha chế barista là gì
Để hiểu rõ hơn barista là gì, MISA CukCuk sẽ checklist các đầu việc mà nhân viên pha chế barista thường làm hiện nay. Ngoài nhiệm vụ chính là sang tạo đồ uống từ cà phê, barista sẽ phụ trách:
- Chào đón khách hàng, bán hàng, giải thích menu đồ uống nếu khách hàng hỏi
- Kiểm tra nguyên liệu đầu ca
- Sắp xếp quầy Bar pha chế
- Chào đón khách, bán hàng, nhận order đồ uống
- Thực hiện pha chế đồ uống theo order của khách hàng
- Đảm bảo chất lượng đồ uống: màu sắc, hương vị, trình bày…
- Giữ vệ sinh khu làm việc
- Đảm bảo nguyên liệu trong quầy pha chế đủ số lượng bán mỗi ngày
- Bảo quản nguyên liệu đúng cách
- Đào tạo nhân viên mới về hoạt động của cửa hàng và nhiệm vụ của nhân viên
3. Kỹ năng cần có để trở thành nhân viên pha chế barista chuyên nghiệp là
Để trở thành barista chuyên nghiệp, bạn cần trang bị kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết của nhân viên pha chế barista yêu cầu. Dưới đây là một số kỹ năng cần có:
3.1. Hiểu biết về cafe và các kỹ năng pha chế
Barista là những nghệ nhân pha chế cafe, do đó cần có kiến thức chuyên môn về cafe, phân biệt các loại, đặc tính và cách pha chế ngon cho từng loại cafe. Mỗi một đồ uống lại có công thức và kỹ thuật pha chế khác nhau: espresso, doppio, ristretto, lungo, cortado, macchiato, café noisette, cappuccino, Americano, affogato, breve, mocha… đòi hỏi barista phải là người “tinh” trong nghề của mình.
Việc thành thạo các kỹ thuật chuyên môn sẽ giúp bạn dễ dàng nâng cao tay nghề, sáng tạo trong công việc và cơ hội thăng tiến với mức thu nhập xứng đáng.
3.2. Tính kiên trì
Để pha được những cốc cafe chuẩn xịn, nhân viên barista cần có thời gian và sự luyện tập, cũng như kinh nghiệm. Nếu một barista không có sự kiên trì, chăm chỉ nâng cao tay nghề thì khó mà vượt qua những giai đoạn ban đầu bước vào nghề, đồ uống pha không ngon, không tìm được cơ hội nghề nghiệp tốt.
3.3. Sự cẩn thận
Một số đồ uống từ cafe đồi hỏi sự chỉn chu, cẩn thận như Cappuccino, Latte Art là một trong những đồ uống đánh giá tay nghề của một barista. Để pha chế được chúng, barista phải cẩn thận, quan sát lớp bọt sữa trong quá trình đánh sữa rồi đến giai đoạn rót vào ly tạo hình.
3.4. Làm việc theo nhóm
Đây là kỹ năng mềm cần có của nhân viên pha chế. Trong một số khoảng thời gian trong ngày, quán cafe sẽ rất đông khách, ngoài việc nhận thức được vai trò của mình là gì và thực hiện nó, nhân viên pha ché cũng cần phải linh hoạt hỗ trợ các thành viên khác trong team hoặc trong ca làm để phục vụ khách hàng tốt nhất.
Tính năng phân quản lý nhân viên theo ca làm trong một số phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe sẽ hỗ trợ nhân viên pha chế biết chính xác mình cần làm gì trong mỗi ca làm việc.
3.5. Khả năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp tốt là kỹ năng mềm hữu ích trong quá trình làm việc của barista. Việc cung cấp thông tin sai sẽ dẫn đến đơn đặt hàng sai và khách hàng không hài lòng. Một nhân viên pha cà phê barista chuyên nghiệp cũng cần truyền đạt sự khác biệt của các loại hạt cafe và các loại đồ uống từ cafe khác nhau.
3.5. Khả năng cảm vị tốt
Đây thực sự là kỹ năng rất quan trọng, việc nhận biết và cảm nhận được sự khác biệt của các loại cafe sẽ giúp barista đánh giá chính xác chất lượng đồ uống. Trong một số trường hợp, nhiều yếu tố khách quan tác động đến chất lượng đồ uống như nhiệt độ nước, hạt cafe, dụng cụ pha chế… Trước khi mang ra phục vụ khách hàng, barista thường nếm thử riêng để phát hiện những sai sót kịp thời.
3.5. Nhanh nhạy với công nghệ
Là người trực tiếp làm việc với dụng cụ pha rang, xay hoặc pha chế cafe hiện đại, nhân viên pha chế cần biết phải làm gì nếu máy móc ngừng hoạt động, đặc biệt là trong thời gian bận rộn. Điều quan trọng nữa là nhân viên pha chế phải biết cách vận hành các công cụ công nghệ mới nhất như phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe mà bạn sử dụng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh quán cà phê của mình.
Một số nghiệp vụ cơ bản của phần mềm quản lý quán cafe mà nhân viên barista cần thành thạo như:
- Ghi nhận hoặc hủy order
- Pha chế
- Kiểm đồ
4. Cơ hội nghề nghiệp của barista
Barista được ví như một người nghệ sĩ và cốc cafe được pha chế thành công là một tác phẩm nghệ thuật. Trước sự xuất hiện của nhiều thương hiệu lớn như Highlands, Starbuck, The Coffee House, Typical Coffee… đến xu hướng xu hướng kinh doanh nhà hàng, quán cafe nở rộ tạo điều kiện cho thị trường tuyển dụng nhân sự cho ngành pha chế ở Việt Nam ngày càng lớn. Đây chính là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho những ai yêu thích và có đam mê trở thành barista chuyên nghiệp.
5. Những câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về barista là gì
5.1. Lương của barista cao không?
Theo khảo sát, đối với nhân viên pha chế barista mới đi làm và chưa có kinh nghiệm mức lương dao động khoảng 4.000.000đ – 6.000.000đ chưa tính thưởng hoa hồng. Sau 1 – 2 năm làm việc, tuỳ theo năng lực làm việc thì mức lương barista có thể tăng lên 7.000.000đ – 8.000.000đ hoặc cao hơn nữa.
Theo lộ trình thăng tiến nghề pha chế barista, bạn có thể trở thành Giám sát cửa hàng, Quản lý, Cửa hàng trưởng.
5.2. Con gái có thể làm barista không?
Nghề pha chế nói chung, nghề Barista nói riêng không yêu cầu tuổi tác lẫn giới tính. Cho dù bạn là con trai hay con gái đều có thể làm việc trong lĩnh vực này, chỉ cần có đam mê và niềm yêu thích nghề FnB.
Thực tế, nhiều quán cafe đã và đang tuyển dụng nhân viên nữ pha chế và nhiều bạn gái đã thành công khi theo đuổi con đường này.
5.3. Barista và bartender khác nhau như thế nào?
Bartender và barista là gì? Sự khác nhau giữa barista và bartender là gì? Bartender hay còn gọi là người pha chế rượu, các loại đồ uống có cồn như cocktail, mojito… Đây là những người am hiểu về rượu mạnh, rượu mùi, rượu vang… Môi trường làm việc của Bartender thường là các quán bar, nhà hàng, lounge, club…
Còn barista là nghề pha chế cafe và các thức uống không cồn. Tuy nhiên, một số nơi làm việc yêu cầu Barista pha chế đồ uống có cồn để làm mới menu, đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng.
5.4. Học pha chế trở thành barista ở đâu?
Khi tham gia các khóa học chuyên nghiệp bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc tại các chuỗi café lớn trên cả nước như: Starbucks, Trung Nguyên, Highlands, Coffee Bean,… Đồng thời nâng cao tay nghề để có thể tự khởi nghiệp bằng việc mở một mô hình kinh doanh chuyên về cà phê.
Tham khảo danh sách các trường, trung tâm dạy học pha chế Barista toàn quốc:
Tại Hà Nội – miền Bắc:
- Trường dạy nghề Netspace
- Trung tâm đào tạo pha chế Lạc Đà Vàng
- Trung tâm dạy nghề pha chế Barista Skills
- Trung tâm đào tạo pha chế Vietblend
- Trung tâm dạy pha chế Interbeso
- Học viện pha chế Jarvis – Jarvis Academy
- Trung tâm dạy nghề pha chế Sáng Tạo Việt
- Trung tâm dạy nghề Nhất Hương – cơ sở Hà Nội
- Trung tâm Smart Gold
- Học viện pha chế đồ uống NAMAS
- Phadin Training Center
Tại Đà Nẵng – miền Trung:
- Trường đào tạo nghề Âu Việt Á (AVA Training Center)
- Trường dạy nghề Netspace – cơ sở Đà Nẵng
- Trung tâm đào tạo và pha chế Nấm Đà Nẵng
- Trường đào tạo nghề Âu Việt Á – CN Hội An
Tại Hồ Chí Minh – miền Nam:
- Trường Quản lý khách sạn Việt Úc
- Trường dạy nghề Netspace – TP.HCM
- Trường Trung cấp Du lịch & Khách sạn Saigontourist
- Học viện đào tạo pha chế Melidan – CN HCM
- Trung tâm dạy nghề Nhất Hương – cơ sở Tp.HCM
- Barista school
- Trung tâm đào tạo Barista – WAO
- Trung tâm đào tạo Vua Pha chế – Tâm Long Group
- Trung tâm dạy pha chế Education
- Trung tâm đào tạo Bếp Vàng – Training Chef
- Trung tâm đào tạo pha chế An Thịnh – Ken Bar
- Công ty Cổ phẩn đầu tư giáo dục Sao Hạnh Phúc (SHP – School of Hospitality Professionals)
- Trường dạy nghề Netspace – cơ sở Biên Hòa
- Trường đào tạo nghề Western
- Trung tâm đào tạo pha chế Vietblend
- Học viện pha chế đồ uống NAMAS
- Trung tâm đào tạo Bếp Vàng
6. Tổng kết
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn barista là gì và những kỹ năng cần có của 1 barista chuyên nghiệp. Dưới sự phát triển của kinh tế, du lịch và ngành nhà hàng – khách sạn, barista là một nghề hot thu hút nhiều bạn trẻ.
Nếu yêu thích công việc của nhân viên pha chế barista bạn có thể bắt đầu bằng cách tham gia các khóa học Pha chế mà MISA CukCuk gợi ý ở trên, ứng tuyển vị trí Nhân viên Phục vụ… tại các quán café, quầy thức uống các nhà hàng… để tích lũy kinh nghiệm.
Đối với anh chị chủ quán, thông qua bài viết barista là gì sẽ giúp anh chị hiểu hơn về đặc thù, tính chất công việc và kỹ năng cần có của barista để tìm được nhân viên pha chế chuyên nghiệp cho quán của mình. Chúc anh chị kinh doanh thành công!
Đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức trong ngành FnB!