Bán hàng ăn trên app GrabFood, Now, Baemin… như thế nào cho hiệu quả? Phải chăng mặt hàng nào cũng có thể bán được trên các ứng dụng này? Trong bìa viết dưới đây, MISA CukCuk sẽ chia sẻ cho anh chị những mặt hàng nào nên và những mặt hàng nào cần phải cân nhắc kỹ trước khi bán hàng trên app.
1. Hiểu rõ về thực trạng bán hàng ăn trên app hiện tại
Mở gian hàng trên ứng dụng là một chuyện, bán hàng hiệu quả trên ứng dụng đó lại là chuyện khác. Khách hàng hoàn toàn không thể tìm thấy quán của anh chị nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc mở gian hàng và đăng tải thực đơn trên đó.
Với thị trường cạnh tranh như hiện nay, khách hàng có nhiều hơn một sự lựa chọn khi tìm kiếm một món ăn ngon. Nếu trước đây chỉ là việc quán gần hay xa, hiện giờ còn là quán có khuyến mãi không, phí ship có đắt không. Thậm chí, giữa các ứng dụng giao hàng cũng xuất hiện sự cạnh tranh để thu hút khách hàng tốt hơn.
Bởi vậy, nếu không có sự đầu tư về hình ảnh, hỗ trợ bởi các chương trình khuyến mãi và không tác động gì trên ứng dụng, quán cũng sẽ không bán hàng trên app hiệu quả được. Mức chiết khấu của các đối tác giao hàng cũng là một điều
2. Chất lượng đơn hàng cũng phụ thuộc vào tài xế
Khi thực hiện bán hàng ăn trên app, tài xế chính là người hỗ trợ mang món ăn của quán đến với thực khách. Tuy nhiên, việc liên kết với các đối tác giao hàng có điểm hạn chế ở việc bạn sẽ không thể kiểm soát chất lượng món ăn như anh chị mong muốn.
Những tình huống thường gặp phải như việc tài xế di chuyển, treo trên xe sai cách, xô lệch, hoặc tài xế kết hợp đi nhiều đơn cùng lúc khiến món ăn nguội, không giữ nguyên được hương vị chất lượng như ban đầu. Điều này dẫn đến tình trạng trải nghiệm của khách hàng chưa tốt và khách hàng không còn muốn đặt món của quán anh chị lại lần nữa.
Bởi vậy, khi tự tin về quy trình đóng gói cũng như hiểu rõ việc cần “chăm sóc” cho gian hàng của mình, anh chị mới có thể sẵn sàng bán hàng ăn trên app. Vậy để đảm bảo món ăn đến với khách hàng luôn trong trạng thái tốt nhất đến tay khách hàng, dù là tài xế nào, đặt trên ứng dụng nào cũng như vẫn đảm bảo yếu tố lợi nhuận, anh chị cần cân nhắc thêm 2 điều dưới đây
3. Món mà anh chị kinh doanh có phù hợp với việc bán hàng trên app
Điểm phù hợp được đánh giá dựa trên độ ngon của món ăn khi đến tay khách hàng. Trong quá trình kinh doanh có rất nhiều phát sinh xảy ra
- Món ăn bị ỉu, nguội sau khi vận chuyển. Ví dụ: do không được bao gói cẩn thận dẫn đến việc món ăn bị ỉu, đặc biệt là những món chiên rán
- Món ăn bị xô lệch, không ngon miệng, bắt mắt như lúc ăn tại cửa hàng. Ví dụ như khách hàng đặt pizza giao về nhưng tài xế trong quá trình đi đường, vô tình làm xô lệch nhân bánh, khiến khách hàng mở ra bánh không còn được ngon miệng nữa.
- Món ăn giao trễ, quá giờ nghỉ trưa của khách hàng. Ví dụ: bếp quá tải, làm món lâu khiến tài xế không kịp giờ giao hàng cho khách khiến khách hàng không thể nhận món đúng giờ
4. Khách hàng thường ít khi đặt gì trên app
- Những món ăn khách hàng ưu tiên việc thưởng thức trực tiếp tại quán: Với những mô hình đặc thù như nhậu, lẩu, nướng, khách hàng thường thưởng thức tại quán.
- Giá trị đơn hàng tương đương hoặc nhỏ hơn giá ship: ví dụ như đối với nam giới, họ hay có thói quen uống cafe sáng, trò chuyện trao đổi với bạn bè… Về thói quen, về sở thích và đặc biệt về kinh tế, những đơn hàng chỉ gồm 1 cốc cafe giá trị tương đương phí ship, mặc định họ không muốn hoặc vô cùng hãn hữu khi đặt hàng.
Tạm kết
Hy vọng với những lưu ý trên đây, anh chị chủ quán có thể phần nào hình dung rõ hơn về những vướng mắc anh chị sẽ gặp phải nếu không có sự chuẩn bị và đầu tư kỹ cho gian hàng của mình trên các ứng dụng đặt món. Chúc anh chị kinh doanh thành công!